TIN LIÊN QUAN | |
Thủ tướng Anh hối thúc NATO tăng cường chống khủng bố | |
NATO - Trump: Lần đầu chạm mặt đầy bối rối |
Sự chuẩn bị đặc biệt
Thông thường, NATO tổ chức cuộc gặp cấp cao trong vòng vài tháng sau khi tổng thống mới của Mỹ lên cầm quyền. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã khiến ban tổ chức phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều để các nội dung được thảo luận trở nên hấp dẫn hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cho rằng NATO là "lỗi thời". (Nguồn: Reuters) |
Theo Foreign Policy, thậm chí năm nay NATO còn bỏ việc đưa ra tuyên bố chính thức của hội nghị như thông lệ. Một quan chức NATO cho biết, hội nghị lần này không cần một tuyên bố đầy đủ bởi đây không phải hội nghị thượng đỉnh đầy đủ như Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw (Ba Lan) năm 2016 hay tại xứ Wales năm 2014.
Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng NATO năm nay không đưa ra tuyên bố chính thức khác vì họ lo ngại Tổng thống Trump. Đã 4 tháng cầm quyền nhưng ông Trump thậm chí vẫn chưa làm rõ chính sách của Mỹ đối với châu Âu, chưa nói đến NATO. Quan điểm của ông Trump còn hết sức mập mờ khi ông có vẻ "vui mừng" trước việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) và tỏ ra tán thành ứng viên chống châu Âu Marine Le Pen trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Pháp.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã chỉ trích NATO là "lỗi thời" và khen ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Song từ khi ông Trump trở thành Tổng thống, các quan chức cao cấp của Mỹ, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, đã tới Brussels để xoa dịu châu Âu và nhắc lại những cam kết của Mỹ với NATO.
Trong một cuộc gặp gần đây với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, ông Trump lại tuyên bố NATO "không còn lỗi thời". Tuy nhiên, chính sách thất thường và những tuyên bố "gây bão" trên Twitter của ông Trump về các vấn đề quốc tế vẫn khiến NATO lo ngại.
Chia sẻ gánh nặng tài chính
Hội nghị thượng đỉnh lần này tập trung thảo luận hai vấn đề chính, đều là ưu tiên của Tổng thống Trump, đó là chống khủng bố và chia sẻ gánh nặng tài chính của liên minh.
Trên mặt trận chống khủng bố, Mỹ đang thúc đẩy NATO chính thức gia nhập Liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng Đức đang phản đối ý tưởng này. Mặc dù các nước thành viên NATO đều tham gia hoạt động này ở cấp quốc gia và NATO có ủng hộ các hoạt động của Liên minh nhưng chưa phải là thành viên chính thức và cũng chưa nghĩ tới việc gửi thêm quân tới Afghanistan.
Vấn đề chia sẻ gánh nặng trong NATO được Mỹ đề cập nhiều lần trong thời gian qua. (Nguồn: AP) |
Về chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO, giới chuyên gia cho rằng ông Trump sẽ kêu gọi các đồng minh Canada và châu Âu của mình đóng góp thêm. Quy tắc đóng góp 2% GDP quốc gia cùng các khoản tăng khác đã được nhấn mạnh tại các Hội nghị thượng đỉnh tại Wales và Warsaw. Các quốc gia đồng minh cần phải hoàn thành cam kết đã đạt được tại Hội nghị ở xứ Wales năm 2014.
Việc đầu tư là cần thiết để đương đầu với những thách thức và mối đe doạ hiện nay của NATO. Tính đến nay mới chỉ có 5 thành viên là Anh, Estonia, Hy Lạp và Ba Lan đạt chỉ tiêu đóng góp 2% GDP, trong khi Tổng thư ký NATO thông báo rằng Romania, Latvia và Lithuania sẽ đạt mục tiêu 2% này trong năm nay hoặc năm tới.
Chia sẻ gánh nặng chi tiêu luôn là vấn đề làm căng thẳng quan hệ Mỹ - NATO. Đến nay, Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất trong liên minh. Đặc biệt, trong vài thập kỷ gần đây, khoản đóng góp của Mỹ tăng vọt. Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo các nước đồng minh khác tăng ngân sách quốc phòng nhưng chưa có nhiều thay đổi.
Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh lần này cũng sẽ đưa ra quyết định việc Montenegro thành thành viên thứ 29 của Liên minh quân sự này.
Đức muốn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là thành viên NATO Sau khi đa số dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ gia tăng quyền lực cho Tổng thống Recep Erdogan, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Đức ... |
NATO triển khai nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên tới Ba Lan Ngày 13/4, Ba Lan đã đón những binh lính Mỹ đầu tiên trong thành phần lực lượng đa quốc gia được triển khai tới Baltic ... |