Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Thủ tướng đề cập 5 nội dung lớn

Hà Văn
Sáng 8/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 5 với chủ đề "Định hình lại quan hệ kinh tế song phương".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Thủ tướng đề cập 5 nội dung lớn
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ 5 sáng 8/3.

Hội nghị do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington (US Chamber) phối hợp tổ chức.

Tham dự hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến có Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu John Kerry, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện cấp cao nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, các hiệp hội, ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những vấn đề trọng tâm: Thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong tương lai thông qua kinh tế số và sáng tạo; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam; thúc đẩy đầu tư bền vững và các chính sách ổn định để tạo động lực cho sự phục hồi kinh tế.

Các đại biểu tin tưởng rằng, xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư giữa hai nước sẽ tiếp tục được duy trì. Những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và các vấn đề chính được nêu tại hội nghị sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh cho khu vực tư nhân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, thu hút thêm đầu tư và thúc đẩy thịnh vượng tại Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tập trung đề cập 5 nội dung lớn: Sự phát triển của Việt Nam những năm qua và định hướng phát triển trong tương lai; kết quả và tương lai quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ; công tác phòng, chống dịch, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; chuyển đổi xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; chuyển đổi số.

Kim ngạch thương mại song phương tăng khoảng 250 lần

Thủ tướng cho biết, Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX vì mục tiêu độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Mặc dù chiến tranh đã để lại những hậu quả rất nặng nề, nhưng sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Việt Nam đang tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với 3 nội dung chính (xóa quan liêu bao cấp; kinh tế nhiều thành phần; hội nhập kinh tế quốc tế).

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Thủ tướng đề cập 5 nội dung lớn
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. (Nguồn: VGP News)

Việt Nam xác định ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, với quan điểm xuyên suốt, rất quan trọng là lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thủ tướng nhấn mạnh, song song với sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam, sau hơn 26 năm bình thường hóa quan hệ (từ năm 1995), quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển rất nhanh, đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực.

Đặc biệt, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000); Hoa Kỳ thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (năm 2006); hai nước ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (năm 2007); xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ (năm 2013)...

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỷ USD năm 2021 (tăng gần 21 tỷ USD so với năm 2020), bất chấp đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỷ USD với Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỷ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng phát biểu: "Tôi vui mừng trước kết quả khảo sát về đầu tư kinh doanh năm 2021 của Amcham, theo đó, có gần 80% thành viên AmCham Việt Nam tham gia khảo sát đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam. Giai đoạn vừa qua một lần nữa khẳng định tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ và sự năng động của doanh nghiệp hai nước".

Việt Nam nhận khoảng 29 triệu liều vaccine từ Hoa Kỳ

Trong hai năm vừa qua, Việt Nam, Hoa Kỳ cũng như các nước phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19 gây bất ngờ, lúng túng, bị động cho cả thế giới, gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.

Việt Nam xác định đây là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, kêu gọi đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để cùng nhau chống dịch và phát triển. Trên thực tế, Việt Nam đã làm tốt việc này, bạn bè, đối tác quốc tế đã tích cực ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về trang thiết bị y tế, vaccine khi Việt Nam kêu gọi.

Tới nay, Việt Nam đã nhận được gần 220 triệu liều vaccine, khoảng một nửa trong số đó đến từ các nguồn tài trợ, trong đó có khoảng 29 triệu liều từ Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng tích cực chia sẻ với Việt Nam về phương tiện, trang thiết bị phòng, chống dịch. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sang thăm Việt Nam trong những ngày khó khăn do dịch bệnh.

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ: Thủ tướng đề cập 5 nội dung lớn
Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời gian qua trong công tác phòng chống dịch Covid-19. (Nguồn: VGP News)

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời gian qua trong công tác phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn dân trong phòng chống dịch, đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết.

Năm 2021, khi chưa có đủ vaccine, thuốc chữa bệnh, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế, Việt Nam bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính quyết liệt trên diện rộng để phòng, chống dịch Covid-19, làm nhiều hoạt động kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng.

Sau khi đạt độ bao phủ vaccine với tỷ lệ tiêm chủng thuộc loại cao nhất thế giới nhờ chiến lược vaccine rất thành công; đúc rút các kinh nghiệm, công thức, phương châm phòng, chống dịch; nâng cao năng lực y tế; đề cao ý thức người dân, Việt Nam đã chuyển hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tự tin mở cửa trở lại trên cơ sở thực tiễn, khoa học, đang phục hồi nhanh và hướng tới phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Quý III/2021, GDP của Việt Nam tăng trưởng âm nhưng sau đó đã tăng trưởng khả quan ở mức 5,22% trong quý IV/2021 và đà phục hồi tiếp tục duy trì trong những tháng đầu năm 2022; xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài tăng trưởng tích cực; kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; bảo đảm an sinh xã hội cho hàng chục triệu người.

Trong bối cảnh khó khăn, Việt Nam vẫn bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực; lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè, đối tác quốc tế được củng cố.

Thời gian qua, mặc dù biến chủng Omicron lây lan rất nhanh, số ca mắc mới trong cộng đồng tăng nhưng tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát khi số ca, tỷ lệ chuyển nặng, tử vong giảm mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức và đạt được kết quả ấn tượng nêu trên là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, đồng tình, hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, đối tác quốc tế.

Thời gian tới, Việt Nam tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng, tương đương trên 4% GDP), tập trung vào mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh;

Bên cạnh đó, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi thị trường lao động, việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp thông qua hoãn, miễn, giảm thuế, phí, điện và nước…; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan toả lớn; bố trí một phần nguồn lực cho các vấn đề có thể phát sinh.

Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Cũng theo Thủ tướng, là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu và trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân.

Việt Nam xác định thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đã rất tích cực, chủ động tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việt Nam đã nghiêm túc và nhanh chóng triển khai những cam kết của mình thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia cuối tháng 12/2021 để triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Trong bối cảnh một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu nhiều hậu quả nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam kêu gọi công bằng, công lý trong thích ứng biến đổi khí hậu và đề nghị các nước hỗ trợ về thể chế thích ứng biến đổi khí hậu, tài chính xanh, công nghệ xanh, đào tạo nhân lực xanh, quản trị xanh.

Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam tập trung cho chuyển đổi số, đặt mục tiêu xây dựng Chính phủ số, công dân số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Đây là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển hiện nay.

Theo Thủ tướng, trên đây cũng là những vấn đề được phía Hoa Kỳ rất quan tâm. Hai bên có quan tâm chung, có nền tảng quan hệ tốt đẹp và đều mong muốn phát triển quan hệ giữa hai nước, nên có thể tin tưởng hai bên sẽ thành công trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện, hoàn cảnh của hai nước, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, hóa giải các khó khăn, thách thức, thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", tình cảm, chân thành, tin cậy và hiệu quả.

Thủ tướng tin tưởng rằng, thành công của Hội nghị sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ hai nước trên các lĩnh vực tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả.

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng tiếp tục các hoạt động chào xã giao đối tác, bạn bè Hoa Kỳ

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng tiếp tục các hoạt động chào xã giao đối tác, bạn bè Hoa Kỳ

Ngày 1/3, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng đã gặp trực tuyến chào xã giao Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề ...

Việt Nam-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Việt Nam-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, chiều ngày 23/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính ...

(theo VGP News)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động