Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Washington D.C từ ngày 9-11/7. (Nguồn: NATO) |
Hãng tin Al Jazeera cho hay, tại hội nghị, các nước đồng minh đã quyết định tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phòng thủ, củng cố sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác toàn cầu.
Tin liên quan |
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO |
Phát biểu tại lễ bế mạc, Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định cam kết với Ukraine và giữ cho NATO vững mạnh, nhấn mạnh rằng: "Đó chính xác là những gì chúng tôi đã làm và sẽ tiếp tục làm".
Tại hội nghị, Tổng thư ký Stoltenberg nhấn mạnh, NATO tiếp tục ủng hộ Ukraine trên con đường "không thể đảo ngược" của nước này hướng tới tư cách thành viên của liên minh quân sự..
Trước đó một ngày, các nước đồng minh đã nhất trí thành lập cơ chế Hỗ trợ an ninh và đào tạo của NATO cho Ukraine, nhằm phối hợp cung cấp thiết bị quân sự và đào tạo cho Kiev.
Họ cũng tuyên bố cam kết hỗ trợ an ninh dài hạn cho Ukraine với mức cơ sở tối thiểu là 40 tỷ Euro trong năm tới.
Ông Stoltenberg hoan nghênh việc 20 thành viên NATO đã ký các thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine, đồng thời nhấn mạnh, các nước đồng minh đã nhất trí thành lập Trung tâm Phân tích, đào tạo và giáo dục chung NATO-Ukraine tại Ba Lan.
Tuy nhiên, việc Kiev muốn gia nhập NATO đã vấp phải sự phản đối của ít nhất hai nước thành viên là Hungary và Slovakia.
Hãng tin RT cho hay, Thủ tướng Slovakia Robert Fico đăng tải một đoạn video vào ngày 11/7 nhấn mạnh: “Tôi hiểu mong muốn của Ukraine... Nhưng tư cách thành viên của liên minh sẽ mở đường cho Thế chiến III".
Theo Thủ tướng Fico, các đại diện của Slovakia tham dự hội nghị tại Washington đã được chỉ thị phải nhấn mạnh hai điều kiện để Ukraine trở thành thành viên NATO, đó là Kiev phải đáp ứng mọi điều kiện do khối đặt ra và mọi quốc gia thành viên đều phải chấp thuận.
Tuy nhiên, ông Fico nêu rõ: “Như tôi đã nói nhiều lần, đảng Dân chủ Xã hội và các nhà lập pháp tại Quốc hội Slovakia sẽ không đồng ý với việc Ukraine trở thành thành viên NATO".
Trước đó, ngày 10/7, phát biểu với báo giới ở Washington, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định, tư cách thành viên của Ukraine trong khối “rõ ràng là không thể chấp nhận được” vì nó sẽ “báo trước xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO”.
| Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ... |
| NATO nói 'còn quá sớm' để đề cập thời điểm kết nạp Ukraine nhưng đây là con đường 'không thể đảo ngược' Ngày 10/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, còn quá sớm để dự đoán khi ... |
| Mỹ công bố về 'trò chơi mới' ở Đức, Nga phản ứng mạnh, dọa hành động quân sự, Berlin nói gì? Mỹ sẽ bắt đầu triển khai theo từng giai đoạn vũ khí tầm xa ở Đức vào năm 2026, một nỗ lực thể hiện cam ... |
| Mở rộng hợp tác với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, NATO ký thỏa thuận chính thức đầu tiên với một nước châu Á Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 4 đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nhất trí khởi động các dự ... |
| Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock không có kế hoạch tranh cử thủ tướng Mới đây, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố, bà sẽ không đại diện cho đảng Xanh với tư cách là ứng cử viên hàng ... |