Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C ngày 11/7. (Nguồn: DPA) |
Hãng tin Reuters cho hay, trong một tuyên bố chung, Washington và Berlin cho biết, việc Mỹ thực hiện theo từng giai đoạn là để chuẩn bị cho việc triển khai lâu dài các tên lửa ở Đức, bao gồm SM-6, Tomahawk và vũ khí siêu vượt âm đang phát triển "có tầm bắn xa hơn đáng kể" so với năng lực hiện tại của EU.
Tin liên quan |
Nga cấm nhật báo 'The Moscow Times' hoạt động, cảnh báo truy tố hình sự bất kỳ ai cộng tác |
Đây là động thái đánh dấu sự hiện diện trở lại của tên lửa hành trình Mỹ ở Đức sau 20 năm vắng bóng. Cả tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa phòng không SM-6 đều do Tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ sản xuất.
Trước đó, tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km-5.500 km đã bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) do Mỹ và Liên Xô ký năm 1987. Năm 2019, Mỹ quyết định rút khỏi INF với lý do Nga vi phạm hiệp ước, điều mà Moscow đã bác bỏ. Phía Nga sau đó cũng tuyên bố chấm hiệu lực của hiệp ước.
Động thái trên đã vấp phải sự chỉ trích cả trong nội bộ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, song, nhà lãnh đạo đã bảo vệ và ca ngợi quyết định này.
Trả lời báo giới tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington D.C, ông Scholz cho rằng, việc triển khai "mang tính răn đe và bảo đảm hòa bình, đồng thời đây là một quyết định cần thiết và quan trọng vào đúng thời điểm”.
Về phía Nga, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov tuyên bố, nước này sẽ "không cần chừ" thực thi biện pháp quân sự nhằm đáp trả "trò chơi mới này".
Theo ông Ryabkov, bước đi của Mỹ là hành vi leo thang nhằm đe dọa Nga.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nhận định, Washington đang làm tăng rủi ro chạy đua tên lửa mà quên rằng đây là “ngòi nổ” cho một cuộc leo thang mất kiểm soát trong quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Nga và NATO.
Theo nhà ngoại giao, quyết định của Washington “là một đòn giáng mạnh vào cam kết của Moscow về việc tạm dừng triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung trên mặt đất”, đồng thời cảnh báo Đức cần phải hiểu rằng “những tên lửa đó sẽ được đặt vào tầm ngắm của Nga”.
Quyết định của Mỹ sẽ là sai lầm nghiêm trọng của Washington, là mối đe dọa trực tiếp đến nền an ninh và ổn định chiến lược quốc tế.
Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cần tiếp tục sản xuất tên lửa có khả năng hạt nhân tầm trung và tầm ngắn, sau đó xem xét bố trí chúng ở khu vực nào, sau khi Mỹ quyết định triển khai tên lửa ở châu Âu và châu Á.
| Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ... |
| Báo Mỹ: Năng lực tác chiến điện tử của Nga khiến vũ khí phương Tây trở nên vô dụng Ngày 10/7, báo Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đăng bài viết đánh giá rằng, năng lực tác chiến điện tử của Nga đã khiến ... |
| Thủ tướng Ấn Độ lần đầu thăm Áo sau hơn 40 năm: Siết chặt tình thân, chia sẻ mục tiêu chung, nhất trí một điều về Ukraine Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thủ đô Vienna của Áo và có các cuộc thảo luận với lãnh đạo của quốc gia ... |
| Hội nghị thượng đỉnh NATO: Tuyên bố chung 38 điểm, 3 nhiệm vụ cốt lõi, tung gói hỗ trợ 'cực mạnh' cho Ukraine Sau ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington D.C, Mỹ, hôm 10/7 kỷ ... |
| Có tiền nhưng không được phép tiêu, nước Đức đang mắc kẹt, nền kinh tế 'ọp ẹp', đây chính là lý do Đức có nhiều dư địa tài chính hơn hầu hết các quốc gia khác, chỉ là họ không cho phép mình sử dụng nó. Việc ... |