Hội thảo quốc tế 'Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển' tại Ba Lan

Sự kiện là diễn đàn để các học giả, nhà khoa học giới thiệu và trao đổi các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, nhằm tăng cường hiểu biết về Biển Đông cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại các nước châu Âu cũng như bạn bè quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Ba Lan
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông (thứ tư, phải) và Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải (thứ ba, phải) chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội thảo. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 24/5, hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” đã diễn ra tại Đại học tổng hợp Warsaw của Ba Lan.

Tham dự hội thảo có hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu đến từ Ba Lan, Hungary, Pháp, Đức, Việt Nam cùng khách mời và đại diện các hội đoàn của người Việt Nam tại Ba Lan và châu Âu.

Hội thảo do Ban liên lạc người Việt ở châu Âu “Vì Biển Đảo Việt Nam”, Hội người Việt Nam tại Ba Lan và Hội Khoa học Công nghệ Việt Nam tại Ba Lan phối hợp tổ chức với sự ủng hộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Biển Đông.

Sự kiện là diễn đàn để các học giả, nhà khoa học giới thiệu và trao đổi các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, nhằm tăng cường hiểu biết về Biển Đông cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại các nước châu Âu cũng như bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, ban tổ chức mong muốn hội thảo sẽ giúp đưa ra những đánh giá khách quan về hiện trạng Biển Đông, cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) cùng các tổ chức quốc tế ủng hộ và tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học liên quan đến Biển Đông.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh, là quốc gia ven biển, có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là thành viên Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cả phương diện song phương, khu vực và đa phương trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển.

Theo Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông, kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới đã có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao và trân trọng những đóng góp và hoạt động có ý nghĩa như hội thảo lần này ở Warsaw, thể hiện tình yêu và sự gắn kết giữa kiều bào với tổ quốc; gắn kết giữa toàn thể con dân đất Việt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Việt Nam với tinh thần cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải đánh giá hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” là một sáng kiến kịp thời và quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Theo Đại sứ, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và sự phát triển của Việt Nam. Do đó, việc tổ chức hội thảo này giúp chia sẻ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề quan trọng liên quan đến Biển Đông, đồng thời thúc đẩy tinh thần đoàn kết cộng đồng người Việt Nam và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Đại sứ Hà Hoàng Hải nhấn mạnh chủ trương, chính sách nhất quán, rõ ràng của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển là “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển”.

Trong khuôn khổ hội thảo còn có triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam, trình diễn các tiết mục văn nghệ dân tộc, thể hiện tinh thần kết nối, củng cố và tăng cường tình đoàn kết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại châu Âu nói riêng.

Nắm bắt cơ hội hợp tác để thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Nắm bắt cơ hội hợp tác để thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Ngày 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức 'Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch ...

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã gặp Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Thương mại và du lịch Australia Don ...

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã ...

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

"Đức đã sẵn sàng chuyển doanh thu từ tài sản Nga bị phong tỏa sang cho Ukraine sử dụng".

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lại tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lại tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev

Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng hiện không cần bàn đến chủ đề đưa quân Phần Lan tới Ukraine để tham gia công ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Trung Quốc nghiên cứu phát triển 'gạo thịt gà' và 'gạo thịt lợn'

Trung Quốc nghiên cứu phát triển 'gạo thịt gà' và 'gạo thịt lợn'

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát triển 'gạo thịt gà' và 'gạo thịt lợn' - những món ăn sáng tạo kết hợp thịt nuôi cấy tế bào và các ...
Mức tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2023

Mức tăng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2023

Sau đây là nội dung về mức tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/7/2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc với Nhà sáng lập WEF và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn ...
Từ ngày 1/7/2024, lương của công chức sẽ là bao nhiêu?

Từ ngày 1/7/2024, lương của công chức sẽ là bao nhiêu?

Dự kiến Bảng lương của công chức từ ngày 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab: Việt Nam như hình mẫu về một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ

Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab: Việt Nam như hình mẫu về một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ

Sáng ngày 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.
3 cách đổi hình nền Apple Watch nhanh chóng, đơn giản

3 cách đổi hình nền Apple Watch nhanh chóng, đơn giản

Cách thay đổi hình nền mặt đồng hồ Apple Watch được khá nhiều người quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn chọn được giao diện vừa đẹp mắt, vừa dễ ...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Với một đất nước mà bạo lực nhằm vào nữ giới đang là vấn nạn, việc nhiều khả năng Mexico lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống có thể coi là bước ngoặt...
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Phiên bản di động