Nhỏ Bình thường Lớn

Hội thảo quốc tế 'Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển' tại Ba Lan

Sự kiện là diễn đàn để các học giả, nhà khoa học giới thiệu và trao đổi các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, nhằm tăng cường hiểu biết về Biển Đông cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại các nước châu Âu cũng như bạn bè quốc tế.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Ba Lan
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông (thứ tư, phải) và Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải (thứ ba, phải) chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội thảo. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 24/5, hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” đã diễn ra tại Đại học tổng hợp Warsaw của Ba Lan.

Tham dự hội thảo có hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu đến từ Ba Lan, Hungary, Pháp, Đức, Việt Nam cùng khách mời và đại diện các hội đoàn của người Việt Nam tại Ba Lan và châu Âu.

Hội thảo do Ban liên lạc người Việt ở châu Âu “Vì Biển Đảo Việt Nam”, Hội người Việt Nam tại Ba Lan và Hội Khoa học Công nghệ Việt Nam tại Ba Lan phối hợp tổ chức với sự ủng hộ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Học viện Ngoại giao Việt Nam, Viện Biển Đông.

Sự kiện là diễn đàn để các học giả, nhà khoa học giới thiệu và trao đổi các nghiên cứu liên quan đến Biển Đông, nhằm tăng cường hiểu biết về Biển Đông cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại các nước châu Âu cũng như bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, ban tổ chức mong muốn hội thảo sẽ giúp đưa ra những đánh giá khách quan về hiện trạng Biển Đông, cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) cùng các tổ chức quốc tế ủng hộ và tài trợ cho các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học liên quan đến Biển Đông.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông nhấn mạnh, là quốc gia ven biển, có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, là thành viên Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cả phương diện song phương, khu vực và đa phương trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển.

Theo Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông, kiều bào Việt Nam trên toàn thế giới đã có nhiều đóng góp trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao và trân trọng những đóng góp và hoạt động có ý nghĩa như hội thảo lần này ở Warsaw, thể hiện tình yêu và sự gắn kết giữa kiều bào với tổ quốc; gắn kết giữa toàn thể con dân đất Việt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Việt Nam với tinh thần cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Hà Hoàng Hải đánh giá hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” là một sáng kiến kịp thời và quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Theo Đại sứ, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và sự phát triển của Việt Nam. Do đó, việc tổ chức hội thảo này giúp chia sẻ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về các vấn đề quan trọng liên quan đến Biển Đông, đồng thời thúc đẩy tinh thần đoàn kết cộng đồng người Việt Nam và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.

Đại sứ Hà Hoàng Hải nhấn mạnh chủ trương, chính sách nhất quán, rõ ràng của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển là “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển”.

Trong khuôn khổ hội thảo còn có triển lãm ảnh về biển đảo Việt Nam, trình diễn các tiết mục văn nghệ dân tộc, thể hiện tinh thần kết nối, củng cố và tăng cường tình đoàn kết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và tại châu Âu nói riêng.

Nắm bắt cơ hội hợp tác để thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Nắm bắt cơ hội hợp tác để thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới

Ngày 8/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức 'Hội nghị quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch ...

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Việt Nam-Australia: Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế xanh và năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã gặp Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Thương mại và du lịch Australia Don ...

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH

Hôm nay 25/5, Quốc hội thảo luận về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã ...

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

Đức ‘nổ phát súng đầu tiên’ sẵn sàng chuyển tài sản Nga cho Ukraine, phương Tây đồng lòng... vẫn còn chừa ‘vùng cấm’?

"Đức đã sẵn sàng chuyển doanh thu từ tài sản Nga bị phong tỏa sang cho Ukraine sử dụng".

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lại tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Zelensky lại tới 'chảo lửa' Kharkov, Phần Lan không muốn bàn về khả năng triển khai quân, Nga tố Kiev

Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng hiện không cần bàn đến chủ đề đưa quân Phần Lan tới Ukraine để tham gia công ...

(theo TTXVN)