Hôm nay (14/11), Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án luật: Thanh tra; Dầu khí và Phòng, chống bạo lực gia đình

Hoàng Nam
Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua thông qua 3 dự án luật gồm: Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Dầu khí (sửa đổi) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường ngày 11/11.
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường ngày 11/11.

Cụ thể, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Dầu khí (sửa đổi); thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi);

Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

* Về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, dự thảo Luật đã được chỉnh lý 87/117 điều (80 điều được chỉnh lý về nội dung, 7 điều chỉnh lý về kỹ thuật văn bản); về bố cục, tăng thêm 1 điều và sắp xếp, bố cục lại các điều, Mục trong các Chương của dự thảo Luật cho hợp lý.

Ngày 25/10, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian qua cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật nghiêm túc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.

Giải trình về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc giữ nguyên hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện nay gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện để đảm bảo nguyên tắc “ở đâu có quản lý nhà nước, ở đó có thanh tra”, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm từ sớm, từ xa ngay từ cơ sở, nhất là đối với Thanh tra cấp huyện.

Do đó, sau khi Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc kiện toàn, tổ chức nâng cao năng lực cho cơ quan thanh tra huyện đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước hiện nay.

Về hệ thống cơ quan thanh tra theo ngành lĩnh vực tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định việc thành lập Thanh tra Tổng cục thuộc Bộ với các tiêu chí cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan này.

Dự thảo Luật đã chỉnh lý việc thành lập cơ quan thanh tra tại cơ quan thuộc Chính phủ như Bảo hiểm xã hội, Ủy ban Quản lý vốn, Ban Cơ yếu Chính phủ theo hướng quy định tiêu chí, nguyên tắc thành lập. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể.

Về mối quan hệ giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan thanh tra, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định rõ hơn trách nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động thanh tra và quy định rõ việc tăng cường trách nhiệm, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra; đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định đối với dự thảo kết luận các cuộc thanh tra liên quan đến an ninh quốc phòng, các cuộc thanh tra do Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thì cơ quan thanh tra phải báo cáo bằng văn bản xin ý kiến của thủ trưởng cơ quan nhà quản lý nhà nước cung cấp trước khi ký ban hành kết luận thanh tra.

Về xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và giữa hoạt động thanh tra với Kiểm toán Nhà nước; tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định cụ thể việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra Dự thảo Luật quy định rõ, mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có 1 kế hoạch thanh tra hàng năm.

Dự thảo Luật quy định cụ thể trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước hàng năm phải đánh giá, tổng kết công tác thanh tra, kiểm toán để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo.

Về Thanh tra Sở, việc phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân các tỉnh quyết định thành lập Thanh tra Sở là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn; đồng thời góp phần sắp xếp, tinh gọn bộ máy, khắc phục tình trạng của các địa phương Sở nào cũng có thanh tra nhưng không đảm bảo biên chế cho tổ chức và hoạt động thanh tra. Do vậy dự thảo Luật quy định rõ các trường hợp được thành lập Thanh tra Sở.

Về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), dự luật gồm 11 chương, 64 điều. Chiều ngày 25/10, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về dự án Luật.

Đây là những ý kiến quý báu, thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội đối với sự nghiệp phát triển dầu khí nước nhà, giúp ngành có cơ hội phục vụ tốt hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Thời gian qua Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thẩm tra và các Cơ quan có liên quan, tiếp thu tối đa ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội nhằm giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Nghị quyết của Quốc hội thông qua. Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng thống nhất cao với Báo cáo giải trình tiếp thu của Cơ quan chủ trì thẩm tra. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu, Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra sẽ nghiêm túc tiếp thu để hoàn thiện Dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua.

Làm rõ một số nội dung về điều tra cơ bản, Bộ trưởng cho biết đây là nội dung rất quan trọng của Dự án Luật, do nhà nước thống nhất quản lý, làm căn cứ khoa học cho nội dung tìm kiếm thăm dò dầu khí…

Bộ trưởng chỉ ra rằng, theo pháp luật hiện hành không cho phép lập quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí, do đó việc lập quỹ điều tra cơ bản dầu khí từ nguồn lực nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của tổ chức cá nhân khác là cần thiết và đồng bộ với các quy định của pháp luật về khoáng sản. Bên cạnh đó việc điều tra cơ bản được thực hiện theo cơ chế giao nhiệm vụ trên cơ sở đề án được Chính phủ phê duyệt.

Về nội dung quy định chính sách tận thu dầu khí, Bộ trưởng cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc doanh thu trừ chi phí như dự thảo Luật sẽ tạo cơ chế đột phá, mang tính khả thi, khai thác tận thu tài nguyên hợp lý, đặc biệt là khi giá dầu thô trên thị trường thế giới biến động bất thường, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Về lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí tại Chương 3, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã thiết kế một Chương để phù hợp với việc quy định ký kết hợp đồng dầu khí và phù hợp với thông lệ về công nghiệp dầu khí. Theo đó, dự thảo Luật kế thừa Luật Dầu khí hiện hành, các Nghị định có liên quan và tham khảo Luật Đấu thầu để quy định chi tiết về nội dung này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, dự thảo Luật đã cơ bản thể hiện được những chủ trương của Đảng, Nhà nước, bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, thống nhất với pháp luật hiện hành, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

* Về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), ngày 26/10, trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, về đối tượng áp dụng, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian gần đây không có điều riêng về đối tượng áp dụng mà luật áp dụng chung cho tất cả “mọi người” trừ trường hợp đối tượng áp dụng có tính đặc thù.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.

Do vậy, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị cho phép chỉnh lý theo hướng bỏ Điều 2 của dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, đồng thời bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam tại khoản 3 Điều 22 dự thảo Luật.

Về hành vi bạo lực gia đình, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế. Tuy nhiên, có hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình dưới dạng đan xen nhiều hình thức khác nhau, nên nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi bạo lực gia đình.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, dự thảo Luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình và được rà soát, chỉnh lý các điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình.

Về biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án và giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, dự thảo Luật đã chỉnh sửa theo hướng bổ sung quy định về trường hợp khi có căn cứ hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình từ chối thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc như thể hiện tại khoản 2 Điều 25 dự thảo Luật.

Về việc bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ tính tương thích với các điều ước quốc tế, Công ước số 29 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và chỉ đạo chỉnh lý theo hướng: Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là tự nguyện, theo đó, người có hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều 32 tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì không bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật bỏ khoản 4 Điều 33 quy định về thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 20 giờ và không quá 4 giờ mỗi ngày. Đồng thời, giữ các quy định: công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống; danh mục công việc này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đa số ý kiến các đại biểu đánh giá cao báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã nêu tại Kỳ họp thứ 3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Nhiều ý kiến đánh giá dự thảo Luật đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đặt ra, bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng để “phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững và thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình toàn diện, khả thi, có hiệu quả”, tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số dự án Luật

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số dự án Luật

Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4 (14 - 15/11), Quốc hội biểu quyết thông qua một số dự án Luật ...

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng ý kiến này ...

'Chốt' kế hoạch tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023

'Chốt' kế hoạch tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023

Với tỷ lệ 90,56%, ĐBQH tán thành, chiều 11/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. ...

Hôm nay (11/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023, thảo luận 2 dự án luật

Hôm nay (11/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023, thảo luận 2 dự án luật

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2023, thảo luận 2 dự ...

Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp đoàn đại biểu Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp đoàn đại biểu Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của đồng chí Trần Cẩm Tú góp phần làm sâu sắc ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động