Quốc hội họp tại hội trường ngày 14/11. |
Cụ thể, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn, sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.
Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua: Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Phiên bế mạc được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Trước đó, về Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), ngày 1/11, thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cảm ơn các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ ngày 24/10 cũng như tại hội trường.
Theo đó, tại phiên thảo luận ở tổ, có 107 đại biểu Quốc hội có ý kiến với khoảng 200 lượt ý kiến, cơ quan soạn thảo đã có báo cáo giải trình chi tiết gửi đại biểu Quốc hội.
Báo cáo thêm một số nội dung đại biểu nêu, trong đó đối với các nội dung giao Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết các quy định này chủ yếu là những nội dung liên quan đến kỹ thuật và những nội dung cần phải điều chỉnh theo từng thời kỳ; hoặc nội dung phát sinh trong thực tiễn, cần phải có những cái cập nhật kịp thời rồi thay đổi thường xuyên.
Tại hồ sơ dự án luật trình Quốc hội, Chính phủ đã trình kèm dự thảo nghị định cũng như dự thảo về quyết định của Thủ tướng Chính phủ và dự thảo thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Nhóm vấn đề thứ hai đại biểu nêu liên quan đến các đối tượng chủ thể báo cáo và tính khả thi trong việc quy định đối với các chủ thể đối tượng báo cáo là các tổ chức tài chính và phi tài chính
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, các đối tượng báo cáo này trong dự thảo luật là những đối tượng được kế thừa từ Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung những đối tượng đang được quy định các văn bản dưới luật.
Về ý kiến của một số đại biểu đề nghị bổ sung trong dự thảo luật này là các công ty cung cấp dịch vụ tài sản ảo hay kinh doanh tài chính tiền tệ trên nền tảng về công nghệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong quá trình xây dựng, cơ quan soạn thảo đã đưa các hoạt động này vào trong dự thảo luật, nhưng trong quá trình tham vấn ý kiến qua nhiều vòng, các ý kiến cho rằng các hoạt động này chưa được quy định trong các văn bản quy định pháp luật hiện hành vì vậy chưa nên đưa vào dự thảo luật. Chính vì vậy, quy định này sẽ giao Chính phủ bổ sung đối tượng báo cáo sau khi được sự chấp thuận, đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Nhóm vấn đề thứ ba, các đại biểu quan tâm rất nhiều, đó là liên quan đến cái dấu hiệu đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ, Thống Đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, dấu hiệu đáng ngờ chủ yếu là mang tính định tính, cơ quan soạn thảo tổng hợp từ kinh nghiệm mang tính phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có cân nhắc những đặc thù về các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm của Việt Nam.
Do dấu hiệu giao dịch đáng ngờ là định tính và chỉ là bước khởi đầu phát hiện ra có dấu hiệu đáng ngờ, là dấu hiệu cảnh báo ban đầu, sau đó các đối tượng báo cáo, các chủ thể báo cáo sẽ gửi cho Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận thông tin để phân tích, xử lý…
Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng giải trình về nhóm vấn đề liên quan đến các vấn đề về trì hoãn giao dịch. Theo đó, để tránh lạm dụng với ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân dự thảo luật cũng đã quy định thời hạn trì hoãn không quá ba ngày kể từ ngày thực hiện và đối tượng báo cáo được miễn trách nhiệm pháp lý nếu thực hiện theo đúng các quy định của luật…
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng New Zealand Chiều 14/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đang thăm chính thức ... |
| Hôm nay (14/11), Quốc hội biểu quyết thông qua 3 dự án luật: Thanh tra; Dầu khí và Phòng, chống bạo lực gia đình Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua thông qua 3 dự án luật gồm: Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Dầu khí (sửa đổi) ... |
| Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số dự án Luật Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4 (14 - 15/11), Quốc hội biểu quyết thông qua một số dự án Luật ... |
| Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đề xuất đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá Phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng ý kiến này ... |
| 'Chốt' kế hoạch tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023 Với tỷ lệ 90,56%, ĐBQH tán thành, chiều 11/11 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. ... |