Đại biểu Âu Thị Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang tham gia ý kiến tại phiên họp sáng ngày 18/6. |
Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng (10-16/6): Lý do ông Putin nói không đóng băng xung đột, hành động của BRICS tại hội nghị hòa bình Ukraine, tàu ngầm Nga tới Cuba |
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng không nhân dân; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Dự án Luật Phòng không nhân dân.
* Về Dự án xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, ngày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP Dự án này.
Theo đó, Chính phủ thống nhất thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 60/TTr-BTNMT ngày 7/6 và hồ sơ liên quan kèm theo.
Cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 253; Điều 254 (trừ khoản 4 và khoản 5); Điều 255 (trừ khoản 8); Điều 256 (trừ khoản 2 và khoản 4); Điều 257 (trừ khoản 1); Điều 258; Điều 259; Điều 260 (trừ các khoản 12, 14 và 15) của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025".
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024".
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 như sau: "1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024".
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 như sau: "2. Khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024"
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 theo quy trình xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp của Quốc hội.
Bất động sản mới nhất: 2024 vẫn là năm của chung cư, đất nền chưa lấy lại ‘phong độ’, đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án gần 1.000 tỷ đồng Phân khúc chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20%, thời hạn thuê nhà ở xã hội tối thiểu, đề nghị thu ... |
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC và CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hóa công tác PCCC còn hết sức hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách cũng như sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia.
Đặc biệt, việc xây dựng luật còn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành.
Thời gian qua, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, nhất là tại các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung đông dân cư với nhiều loại hình cơ sở mới xuất hiện đã và đang gây ra những thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đời sống xã hội, môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội...
Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC, CNCH.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Ngày 17/6, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp đồng chí Phó Tự Ứng, Ủy viên ... |
Theo Thiếu tướng Bùi Đức Hiền, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, tổ chức hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh địch đột nhập, tiến công đường không và phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả do địch tiến công đường không gây nên; bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, lực lượng phòng không nhân dân đã từng bước được củng cố về tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị kỹ thuật; lực lượng nòng cốt phòng không nhân dân thường xuyên duy trì nền nếp huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng thế trận phòng không liên hoàn, rộng khắp, vững chắc, có chiều sâu, bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc.
Trước sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các loại vũ khí công nghệ cao được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với ưu việt nhảy vọt về chất lượng và tính năng kỹ chiến thuật; trong đó, các loại vũ khí tiến công đường không như: Tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ ngày càng được sử dụng rộng rãi ngay từ giai đoạn đầu và trong suốt cuộc chiến tranh, làm thay đổi phương thức tác chiến truyền thống...
Từ những lý do trên, việc xây dựng, ban hành Luật phòng không nhân dân là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tạo khung pháp lý chung cho việc xây dựng, huy động, tổ chức hoạt động phòng không nhân dân; quản lý các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng không nhân dân.
Đồng thời góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế đất nước, kiên quyết, kiên trì bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Giá vàng hôm nay 19/6/2024: Giá vàng thế giới chuyển vùng tích cực, người Mỹ thắt lưng buộc bụng, SJC 'bất động' Giá vàng hôm nay 19/6/2024 bật tăng khi số liệu mới công bố cho thấy, người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu thắt lưng buộc ... |
Giá tiêu hôm nay 19/6/2024, giá trong nước tăng khiến doanh nghiệp khó buôn khó bán, khuyến cáo người dân không ồ ạt mở rộng diện tích Giá tiêu hôm nay 19/6/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 158.000 - ... |
Việt Nam-Chile thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Chiều ngày 17/6, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp Thứ trưởng phụ trách Ngoại thương, Bộ Ngoại giao ... |
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Tổng thư ký Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia Ngày 17/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Renata Cvelbar Bek, Tổng thư ký Bộ ... |
Sôi nổi những lớp học lý thú dành cho trẻ em tại Trại Hè DAV 2024 Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, từ ngày 10-14/6, Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức chương trình Trại Hè DAV 2024 dành ... |