Hôm nay 24/5, Quốc hội thảo luận các dự án sửa đổi luật: Lưu trữ; Cảnh vệ; Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Anh Sơn
Hôm nay 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam bước vào nhóm các nước trung bình cao, trọng tâm là hoàn thiện thể chế, chính sách, làm mới các động lực tăng trưởng
Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường.

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi);

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Tin liên quan
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Doanh nghiệp các nước trong cộng đồng quốc tế tin tưởng vào Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Doanh nghiệp các nước trong cộng đồng quốc tế tin tưởng vào Việt Nam

* Về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), tại phiên họp thứ 30 (tháng 2/2024) vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm có 8 chương với 61 điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 giảm 1 chương và 7 điều.

Về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội chỉnh lý quy định về thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tối đa là 5 năm, nhưng tính từ năm tài liệu được nộp vào lưu trữ hiện hành và áp dụng thống nhất cho cả tài liệu giấy và tài liệu số như thể hiện tại khoản 3 Điều 16 của dự thảo Luật.

Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, việc rút ngắn thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tài liệu lưu trữ sớm hơn, qua đó góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ; hạn chế tình trạng thất thoát tài liệu lưu trữ vĩnh viễn và giúp bảo quản tài liệu lưu trữ tốt hơn.

Đối với các tài liệu cần sử dụng thường xuyên do đặc thù hoạt động của cơ quan, đơn vị, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tài liệu lưu trữ của ngành quốc phòng, công an, Bộ Ngoại giao do các Bộ trực tiếp quản lý và tài liệu lưu trữ vĩnh viễn của một số lĩnh vực chuyên ngành thì thực hiện theo quy định của luật chuyên ngành có liên quan nhưng phải nộp vào lưu trữ lịch sử trong thời hạn tối đa là 30 năm kể từ năm nộp vào lưu trữ hiện hành. Tài liệu chứa bí mật nhà nước chỉ được nộp vào lưu trữ lịch sử sau khi đã được giải mật.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ quy định thời hạn nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử là 10 năm như Luật Lưu trữ hiện hành. Bởi, thời hạn này được quy định từ Pháp lệnh Lưu trữ năm 2001, kế thừa tại Luật Lưu trữ năm 2011 và đã được thực hiện ổn định, qua tổng kết thực hiện cơ bản không phát sinh vướng mắc. Đây là thời hạn tối đa phải nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử. Cơ quan, tổ chức có thể nộp tài liệu vào lưu trữ lịch sử tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn nêu trên.

* Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, trình bày Tờ trình về dự án Luật tại phiên họp chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, qua 5 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình triển khai thi hành Luật Cảnh vệ đã xuất hiện một số vướng mắc, bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung, tập trung ở các nhóm vấn đề: Đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ; nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ.

Theo đó, về nhóm đối tượng cảnh vệ là con người, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Luật bổ sung đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã được xác định là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước theo Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Đối với nhóm đối tượng cảnh vệ là sự kiện đặc biệt quan trọng, Điều 10 Luật Cảnh vệ quy định tiêu chí hội nghị, lễ hội do Nhà nước tổ chức được xác định là sự kiện đặc biệt quan trọng chưa phù hợp với thực tiễn công tác cảnh vệ về bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật triển khai thực hiện công tác của lực lượng Cảnh vệ.

Công tác cảnh vệ luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường; ngoài việc bảo đảm an ninh, an toàn đối tượng cảnh vệ còn phục vụ tích cực cho công tác đối ngoại, hình ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế; do đó tùy tình hình an ninh, trật tự trong từng thời điểm, trường hợp cụ thể giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp cho từng đối tượng phù hợp trong phạm vi, thời gian nhất định.

Về chế độ, biện pháp cảnh vệ, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ rõ, một số chế độ, biện pháp cảnh vệ hiện nay lực lượng Cảnh vệ đang triển khai thực hiện nhưng chưa được quy định trong Luật để đảm bảo áp dụng thống nhất. Ngoài ra, lực lượng cảnh vệ là lực lượng thực hiện nhiệm vụ đặc biệt; do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuyệt đối an toàn các đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ phải thường xuyên huấn luyện nâng cao, huấn luyện chuyên sâu, đặc thù, diễn tập phương án tác chiến thực hiện công tác cảnh vệ; đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cảnh vệ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; lực lượng tham gia thực hiện công tác cảnh vệ và lực lượng khác phục vụ công tác cảnh vệ. Do vậy, cần thiết bổ sung các nhiệm vụ vào dự thảo Luật.

Dự thảo Luật gồm 2 Điều. Trong đó, Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; cụ thể đề xuất sửa đổi, bổ sung 15/33 điều. Điều 2 quy định về Hiệu lực thi hành.

* Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), trình bày Tờ trình trước Quốc hội chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, dự án Luật gồm 8 chương, 74 điều. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật đã kế thừa quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

Theo đó phạm vi điều chỉnh quy định về quản lý, sử dụng và nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

Về nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, dự thảo Luật cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và chỉnh lý, bổ sung về kỹ thuật trình bày văn bản.

Liên quan đến các hành vi nghiêm cấm, dự thảo Luật cơ bản kế thừa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; đồng thời bổ sung một số nội dung nghiêm cấm như: Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đến nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; che giấu, không tố giác, giúp người khác cải tạo, lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ...

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ để quản lý chặt chẽ số vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ...

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định về cắt giảm các loại giấy tờ trong hồ sơ thủ tục hành chính về cấp các loại giấy phép đảm bảo cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công...

Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh

Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh

Sáng 22/5, Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với Chủ tịch Quốc hội Trần ...

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Lãnh đạo các nước gửi điện và thư chúc mừng đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ...

Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN 2023 và đầu năm 2024

Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và NSNN 2023 và đầu năm 2024

Hôm nay 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách ...

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026

Trong ba ngày làm việc đầu tiên (20-22/5), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành công tác nhân sự: bầu Chủ ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

XSCM 17/6, kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 17/6/2024. Xổ số Cà Mau ngày 17 tháng 6

XSCM 17/6, kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 17/6/2024. Xổ số Cà Mau ngày 17 tháng 6

XSCM 17/6 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 17/6/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
XSMT 17/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 2 ngày 17/6/2024. SXMT 17/6/2024

XSMT 17/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 2 ngày 17/6/2024. SXMT 17/6/2024

XSMT 17/6 - xổ số hôm nay 17/6. trực tiếp xổ số miền Trung 17/6. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/6/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/6/2024: Xử Nữ tài lộc gặp may

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/6/2024: Xử Nữ tài lộc gặp may

Tử vi hôm nay 17/6/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Vietlott 17/6, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 17/6/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 17/6, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 17/6/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 17/6 - xổ số Vietlott Max 3D 17/6. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 17/6/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott 3D hôm nay.
XSDT 17/6, kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 17/6/2024. Xổ số Đồng Tháp ngày 17 tháng 6

XSDT 17/6, kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 17/6/2024. Xổ số Đồng Tháp ngày 17 tháng 6

XSDT 17/6 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 17/6/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 17 ...
XSMN 17/6, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 17/6/2024. xổ số hôm nay 17/6

XSMN 17/6, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 17/6/2024. xổ số hôm nay 17/6

XSMN 17/6 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 17/6/2024. kết quả xổ số ngày 17 tháng 6. xổ số miền Nam thứ 2. xổ số hôm nay ...
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Với một đất nước mà bạo lực nhằm vào nữ giới đang là vấn nạn, việc nhiều khả năng Mexico lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống có thể coi là bước ngoặt...
Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề đó lại nóng lên...
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Mong đợi chính sách đối ngoại nhiều sắc thái của Indonesia dưới thời Tổng thống Prabowo Subianto

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto hoạt động đối ngoại tích cực, thể hiện khả năng lãnh đạo quốc gia trong bối cảnh địa chính trị thay đổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri 'quay xe' sau khi cựu Tổng thống Donald Trump dính án hình sự

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sụt giảm và lợi thế đang nghiêng về ông Joe Biden.
Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Nỗi lo thiếu vũ khí trầm trọng buộc Mỹ phải 'nghĩ khác, làm khác'

Mỹ và Nhật Bản đang phát triển một mô hình hợp tác quốc phòng có thể giúp Washington hóa giải mối lo về thiếu vũ khí.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trong nhiều vấn đề 'nóng'.
Phiên bản di động