Hôm nay 24/6, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), NSNN năm 2022, thảo luận 2 luật khác

Anh Sơn
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; thảo luận Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) sáng ngày 21/6.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) sáng ngày 21/6.

Dự kiến, buổi sáng các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tin liên quan
Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước

Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; thảo luận về dự án Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

* Về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), sáng 28/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này.

Điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, đã có 150 lượt ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, 11 đại biểu Quốc hội gửi tham gia ý kiến bằng văn bản.

Đây là đạo luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Tòa án, chế độ chính sách đối với các chức danh tư pháp của Tòa án nhưng có liên quan đến nhiều cơ quan khác hoạt động trong lĩnh vực tư pháp.

Do đó, yêu cầu đặt ra đáp ứng tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng bộ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tại Phiên họp thứ 31 (tháng 3/2024), trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan tổ chức. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật có 9 Chương, 153 Điều.

Các ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu tối đa, giải trình cặn kẽ. Các nội dung tiếp thu, giải trình bảo đảm có cơ sở pháp lý rõ ràng. Các nội dung còn ý kiến khác nhau cũng được báo cáo đầy đủ để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định.

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Nhấn mạnh đây là dự án luật lớn, có nhiều chính sách mới, quy định mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án, nhiều nội dung mới có tính chất đột phá, nhiều nội dung tiệm cận với quốc tế, tháo gỡ một số vướng mắc thực tiễn, phù hợp với Hiến pháp 2023 và thể chế hóa quan điểm, chủ trương theo các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới với trọng tâm là đổi mới về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.

Các đại biểu đã cho ý kiến về nhiều nội dung cụ thể để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật như quy định tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp; thẩm quyền thành lập và giải thể các tòa án nhân dân; về tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa; đổi mới tòa án nhân dân theo thẩm quyển xét xử; bảo vệ Tòa án; nhiệm kỳ của thẩm phán;... và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị WEF Đại Liên

Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong số ít Người đứng đầu Chính phủ được WEF và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham ...

* Về "Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022", sáng 7/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường.

Đa số ý kiến đại biểu đánh giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước.

Trong đó, thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán 28,8%, thu từ các khu vực doanh nghiệp nhà nước, FDI, kinh tế ngoài quốc doanh đều đạt và vượt dự toán, cân đối ngân sách chi thực hiện mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giảm nợ công và bội chi ngân sách.

Tuy nhiên, trong đó, số liệu báo cáo của Chính phủ và bộ, ngành liên quan thực hiện vốn ngân sách nhà nước còn một số bất cập. Số liệu báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 và báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của Chính phủ còn có sự chênh lệch lớn cả về số thu và chi ngân sách. Ý kiến một số đại biểu đề nghị cần đánh giá thực trạng một cách toàn diện, đầy đủ nhất.

Phát biểu giải trình, về số liệu thực hiện ngân sách năm 2022 so với số liệu quyết toán, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tại Kỳ họp tháng 10 năm 2022, Bộ đã có báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, dự báo việc thực hiện dự toán ngân sách của năm 2022, trong đó số liệu có chênh lệch so với báo cáo quyết toán.

Khi dự báo, trong tình hình thực hiện dự toán ngân sách, Bộ căn cứ vào số thực hiện tại thời điểm báo cáo. Về số chuyển nguồn lớn, Bộ trưởng cho biết, chuyển nguồn ngân sách từ 2022 sang 2023, trong đó có phần thực hiện cải cách tiền lương chiếm 37,7%, chi đầu tư phát triển chiếm 27,3%, tăng thu tiết kiệm chi chiếm 25%, các khoản chi dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30/9 chiếm 1,8%, kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan nhà nước chiếm 0,87%.

Như vậy, chi chuyển nguồn cao chủ yếu do các nguồn lực được chuyển theo quy định pháp luật, đặc biệt là nguồn tích lũy qua các năm để thực hiện cải cách tiền lương đóng vai trò lớn.

Về vấn đề dự toán không sát, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, những tháng đầu năm 2022 còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, tăng trưởng thấp, nhưng Quý 3 năm 2022 bắt đầu có sự tăng trưởng nhảy vọt, nên đến cuối năm, tăng trưởng đạt 8,02%.

Đây là sự nỗ lực lớn trong thúc đẩy sản xuất, kinh doanh để tăng trưởng GDP, từ đó, thu ngân sách cũng tăng lên…Cũng trong phiên họp sáng nay, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Chiều ngày 21/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Đại sứ Turkmenistan và Đại sứ Iceland ...

Giải bóng bàn Bộ Ngoại giao mở rộng: Rèn luyện tinh thần thể thao gắn với xây dựng tình đoàn kết

Giải bóng bàn Bộ Ngoại giao mở rộng: Rèn luyện tinh thần thể thao gắn với xây dựng tình đoàn kết

Ngày 22/6, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao số 2 Lê Quang Đạo, Giải thi đấu “Giao lưu bóng bàn Bộ Ngoại giao mở ...

Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược

Việt Nam ủng hộ Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với khu vực nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát ...

57 năm quan hệ Việt Nam-Campuchia: Phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực

57 năm quan hệ Việt Nam-Campuchia: Phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực

Truyền thông Campuchia cho rằng, những thành tựu hợp tác Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn ...

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Đáp án tham khảo môn tiếng Anh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Đáp án tham khảo môn tiếng Anh

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật đáp án gợi ý cho đề thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2024 để phụ huynh và thí sinh tra cứu...
20 thành phố đông dân nhất thế giới 'oằn mình' chống chịu cái nắng kỷ lục

20 thành phố đông dân nhất thế giới 'oằn mình' chống chịu cái nắng kỷ lục

Nhiều thành phố lớn trên thế giới đang chứng kiến ​​những ngày nóng kỷ lục, xuất phát từ diễn biến khủng hoảng khí hậu trầm trọng.
Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Colombia và Panama chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Colombia và Panama chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực của các Đại sứ vào việc tăng cường, phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và ...
Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình'

Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình'

Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm đề ra 'Năm nguyên tắc chung sống hòa bình' tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cuộc sống độc thân tuổi 40 của Nam vương Tiến Đoàn tại Mỹ

Cuộc sống độc thân tuổi 40 của Nam vương Tiến Đoàn tại Mỹ

Cựu người mẫu Tiến Đoàn không hẹn hò, dành thời gian chăm sóc bản thân, theo đuổi các sở thích riêng từ khi định cư California, Mỹ.
Bao giờ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024? Cách tính điểm thi thế nào?

Bao giờ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024? Cách tính điểm thi thế nào?

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến vào 8h ngày 17/7. Vậy cách tính điểm thi thế nào?
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí Trung Quốc đưa đậm nét chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định luôn đặt việc phát triển quan hệ song phương Trung-Việt là ưu tiên trong chính sách ngoại giao.
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên: Những nước cờ mới, 'thêm dầu vào lửa'

Tình hình bán đảo Triều Tiên lại 'nóng' trở lại khi cả Bình Nhưỡng, Seoul và cả Washington có những cách tiếp cận mới nhằm răn đe lẫn nhau.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Phiên bản di động