Hôm nay 29/11, Quốc hội thông qua nghị quyết áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024; họp phiên bế mạc

Anh Sơn-Linh Chi
Hôm nay ngày 29/11, Quốc hội tiếp tục họp tại hội trường, thông qua nghị quyết áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024 và họp phiên bế mạc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hôm nay 29/11, Quốc hội thông qua nghị quyết áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024; họp phiên bế mạc
Quốc hội họp tại hội trường chiều ngày 28/11.

Dự kiến, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Tin liên quan
Hôm nay 28/11, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Hôm nay 28/11, Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc, trong đó các đại biểu Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Có thể áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ đầu năm 2024

Sáng 10/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, ngày 8/10/2021, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra tuyên bố Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số.

Thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trước bối cảnh nêu trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo hướng dẫn của OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp...

Trình bày Báo cáo Thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhấn mạnh sự cần thiết ban hành nghị quyết.

Theo đó, các quy định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Nội dung thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu này đã đạt được sự thỏa thuận tham gia của hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nhiều nước đã nội luật hóa các quy định này để áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu thì các nước xuất khẩu đầu tư sẽ được thu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung (cho đủ mức 15%) đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đang nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế dưới 15%.

Vì vậy, để giữ quyền đánh thuế của Việt Nam trong bối cảnh các nước xuất khẩu đầu tư sang Việt Nam sẽ thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế tối thiểu toàn cầu có thể kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tại Việt Nam thay vì để các nhà đầu tư nước ngoài nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.

Mặt khác, việc sớm ban hành Nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)

Với 468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,74 %), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Na Uy

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Chủ tịch Quốc hội Na Uy

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Na Uy, chiều 23/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội ...

Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí: Quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông cần phù hợp với điều kiện thực tế

Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí: Quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông cần phù hợp với điều kiện thực tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông ...

Chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chiều 27/11, với 468 đại biểu tán thành (chiếm 94,74 %) Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (27/4-7/5): Nắng nóng đặc biệt gay gắt có khả năng giảm dần; từ đêm 30/4 chiều, tối mưa rải rác, cục bộ có mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (27/4-7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Nhật Bản dốc sức cho tham vọng chinh phục vũ trụ

Ngày 27/4, Nhật Bản chính thức ra mắt quỹ trị giá hơn 1 nghìn tỷ Yen (khoảng 6,43 tỷ USD), nhằm hiện thực hóa tham vọng chinh phục vũ trụ.
Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Châu Á oằn mình trong nắng nóng kỷ lục

Nhiệt độ cao kỷ lục bao trùm Philippines, Thái Lan, Bangladesh và Ấn Độ do El Nino, khiến mùa nóng năm nay trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động