Hôm nay 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch

Anh Sơn
Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV được Quốc Tế Media truyền trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hôm nay 5/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng sẽ trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Kiểm toán, Văn hóa - thể thao và du lịch.

Theo chương trình dự kiến, phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4-6/6), tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và điều hành phiên chất vấn.

Tin liên quan
Hôm nay 4/6, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường và Công thương Hôm nay 4/6, Quốc hội bắt đầu chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường và Công thương

Hôm qua 4/6, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường để tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu thuộc lĩnh vực tài nguyên - môi trường và công thương.

* Hôm nay ngày 5/6, dự kiến, từ 8h00-8h50, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục trả lời Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Công thương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Từ 9h00-14h50 Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời Nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán. Nội dung tập trung vào trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.

Ngoài Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chính, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Từ 15h00 ngày 5/6 đến 9h20 ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời Nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, tập trung về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với vận động viên thể thao, nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho vận động viên, nghệ sĩ sau thời kỳ thi đấu, biểu diễn đỉnh cao.

Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch trong năm 2024 và những năm tiếp theo; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm.

Chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngoài Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chịu trách nhiệm người trả lời chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

* Phát biểu kết thúc nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục. Việc Quốc hội lựa chọn chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đáp ứng sự quan tâm của cử tri và Nhân dân cả nước.

Phiên chất vấn đã nhận được 49 ý kiến đại biểu chất vấn, tranh luận (trong đó có 39 ý kiến chất vấn và 10 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội tranh luận). Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, sát với tình hình thực tiễn, sát với nội dung nhóm vấn đề chất vấn. Đại biểu nêu câu hỏi ngắn gọn, rõ ý.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nắm chắc vấn đề, trả lời khá đầy đủ các vấn đề còn bất cập, hạn chế, có giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã tham gia trả lời và làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã đạt được những kết quả tích cực. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã đóng góp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững của đất nước.

Chính sách pháp luật về an ninh nguồn nước được cơ bản hoàn thiện. Chủ động, có kế hoạch, phương án xử lý, ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Quản lý và hoạt động của ngành khoáng sản, công nghiệp khai khoáng đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng vẫn còn có những tồn tại, hạn chế như tài nguyên biển chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả. Các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất gia tăng. Chính sách, pháp luật về khoáng sản chưa đầy đủ, còn bất cập. Công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn thiếu đồng bộ, chưa gắn kết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc nội dung chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tập trung một số nội dung.

Thứ nhất, bám sát nội dung, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong năm 2025, hoàn thành việc khảo sát, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi; tổng kết việc thi hành và đề xuất việc sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, bảo đảm đúng quy định. Đẩy nhanh chuyển đổi số, sớm hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia.

Chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo; phục hồi và phát triển các khu bảo tồn biển, hệ sinh thái, đa dạng sinh học bị suy giảm. Huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Thứ hai, tập trung triển khai có hiệu quả Luật Tài nguyên nước năm 2023, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước. Chủ động phòng, chống và có giải pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và các Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định trên các lưu vực sông lớn. Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực tài nguyên nước. Ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên.

Bảo đảm hồ chứa thủy điện lớn đang vận hành được kiểm soát, giám sát trực tuyến. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách huy động nguồn lực xử lý, phục hồi các dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Từ năm 2025, công bố Kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh làm căn cứ để điều hòa, phân phối nguồn nước. Bảo đảm tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư nông thôn 93 đến 95%.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng, trong đó có dự án luật địa chất khoáng sản trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm để bảo đảm tiến độ các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.

Trong năm 2024, hoàn thành Đề án về điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản chiến lược (đất hiếm) trên lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).

Đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, áp dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm an toàn lao động và thân thiện môi trường. Chấm dứt hoạt động các dự án khai thác, chế biến khoáng sản sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng cát biển trong xây dựng, làm đường giao thông và các lĩnh vực khác. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

“Chân thành, trách nhiệm và quyết tâm tạo nên những kết quả tốt đẹp hơn nữa” là tít bài báo Đại biểu Nhân dân điện ...

Cử tri và nhân dân quan tâm, đánh giá cao phiên chất vấn đại biểu Quốc hội thuộc 2 nhóm vấn đề của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao

Cử tri và nhân dân quan tâm, đánh giá cao phiên chất vấn đại biểu Quốc hội thuộc 2 nhóm vấn đề của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao

Sáng 16/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ...

Tôn vinh đóng góp của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đương đại Việt Nam

Tôn vinh đóng góp của cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đương đại Việt Nam

Tối 17/5, tại ngôi nhà di sản kiến trúc (49 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội), nền tảng truyền thông văn hoá nghệ thuật ...

Tôn vinh tinh thần hiếu đạo và truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội

Tôn vinh tinh thần hiếu đạo và truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội

Qua 10 năm tổ chức, Chương trình Vu lan - Đạo hiếu & dân tộc tiếp tục được tổ chức nhằm lan tỏa tinh thần ...

Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’ lần thứ hai: Thể lệ và một số điểm cần lưu ý

Giải báo chí toàn quốc ‘Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch’ lần thứ hai: Thể lệ và một số điểm cần lưu ý

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai do Bộ Văn hóa, Thể ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hợp tác Hải quan Việt Nam-Lào: Tin tưởng, hỗ trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Hải quan Việt Nam-Lào đặc biệt quan tâm xây dựng, duy trì, gìn giữ, phát triển quan hệ hợp tác ngày càng hướng đến thực chất, hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Armenia một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng thực chất và ...
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Tin áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông, tàu thuyền trong vùng nguy hiểm chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn

Chiều tối nay (ngày 19/11), bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Phiên bản di động