Hôm nay (ngày 13/6), tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận dự án Luật: Khám bệnh, chữa bệnh; Thanh tra

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, hôm nay ngày 13/6, tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận dự án Luật: Khám bệnh, chữa bệnh; Thanh tra; biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông.
Hôm nay ngày 13/6, Quốc hội họp ở hội trường, thảo luận dự án Luật: Khám bệnh, chữa bệnh; Thanh tra; thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh...

Hôm nay, ngày 13/6, theo dự kiến chương trình, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

* Theo Tờ trình dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được, sau hơn 11 năm triển khai thì Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết.

Trên cơ sở đó, dự thảo luật sửa đổi trình xin ý kiến Quốc hội gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với luật hiện hành, quy định về Phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; chính sách của Nhà nước, trách nhiệm quản lý Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; các hành vi bị cấm; khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa và dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A...

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) của Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành luật và thấy rằng dự án luật đã thể chế hóa được quan điểm, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo chính sách dân tộc và đã được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; hồ sơ dự án luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định; đồng thời cũng đề xuất một số điểm cần sửa đổi.

* Về điều chỉnh Chương trình năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2022 các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm: (1) Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; (2) Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa để Chính phủ kịp chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3 theo quy trình tại một kỳ họp.

Đối với các dự án còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo và đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh như sau: Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật; Bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp; Bổ sung 05 dự án luật, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6).

* Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3 (13-16/6) Quốc hội dành đa phần thời gian để thảo luận, cho ý kiến về các dự án: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Các đại biểu sẽ biểu quyết nhiều dự án Luật và một số nghị quyết của Quốc hội. Các dự án Luật sẽ được biểu quyết gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Một số dự thảo Nghị quyết được biểu quyết gồm: Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023; Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Các dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị quyết về Chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Nghị quyết về Chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1); Nghị quyết về Chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.

Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (trong đó có việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; nội dung liên quan đến dự án đường Hồ Chí Minh và việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành cấp phát ngân sách nhà nước).

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tìm ra những cơ chế vượt trội, mang tính đột phá để giúp cho Khánh Hòa bứt phá

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tìm ra những cơ chế vượt trội, mang tính đột phá để giúp cho Khánh Hòa bứt phá

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ...

Hôm nay (ngày 10/6), Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, tăng gấp 4 lần giai đoạn trước

Hôm nay (ngày 10/6), Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025, tăng gấp 4 lần giai đoạn trước

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, hôm nay ngày 10/6, Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư các dự ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Hệ điều hành iOS 18 sẽ được Apple công bố chính thức tại sự kiện WWDC 2024 diễn ra vào tháng 6, hứa hẹn sẽ sở hữu nhiều nâng cấp ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động