Quốc hội họp tại hội trường ngày 1/11. |
Cụ thể: Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Giá (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
* Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bổ sung mới 29 Điều khoản, sửa đổi 49 Điều khoản và giữ nguyên 2 Điều khoản.
Các quy định trong Dự thảo Luật tập trung vào các nhóm nội dung chính trong 7 chính sách đã được thông qua theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06/5/2021 của Chính phủ, bao gồm các vấn đề sửa đổi, bổ sung về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương; bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;…
Là một trong 7 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) nhận được nhiều quan tâm, góp ý từ phía người dân, đối tượng chịu sự tác động,…
Dưới góc độ nghiên cứu, nhiều ý kiến chuyên gia đồng tình cao với sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật hiện hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế đồng thời đảm bảo phù hợp với các văn bản trong hệ thống pháp luật; đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế,…
* Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có 8 chương và 57 điều; trong đó các nội dung sửa đổi, bổ sung bám theo 9 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP.
Theo đó, Luật sửa đổi có một số điểm mới so với Luật hiện hành như chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của chứng thư điện tử; chuyển nhượng chứng thư điện tử; yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử; chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; sử dụng chữ ký điện tử dùng riêng…
Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dẫn chiếu, yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và an ninh mạng, bổ sung quy định về an toàn thông điệp dữ liệu.
Về điều khoản thi hành, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành để đảm bảo việc thực thi Luật sau khi được ban hành phù hợp với thực tế.
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, gồm 8 chương, 72 điều, so với Luật hiện hành đã bổ sung 3 chương: Chương III về nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước; Chương V về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và Chương VII về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm củng cố cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ này trong thực tiễn.
Luật Giá được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 thay thế Pháp lệnh giá năm 2002 đã tạo khung pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý, điều hành giá được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường theo hướng khuyến khích cạnh tranh về giá, tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan chi phối sự hình thành và vận động của giá cả thị trường; đồng thời bảo đảm sự điều tiết của Nhà nước về giá chủ yếu bằng các biện pháp gián tiếp vĩ mô phù hợp với các cam kết quốc tế.
Sau 9 năm thực hiện, Luật giá đã đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời cũng phát sinh tồn tại, hạn chế, nhất là tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật giá và các Luật chuyên ngành khác có quy định về giá.
Mục đích xây dựng Luật Giá (sửa đổi), nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước.
Theo đó Luật Giá phải quy định đúng đắn, hợp lý về vai trò quản lý nhà nước; xác định rõ ranh giới, mức độ, phạm vi, biện pháp điều tiết của Nhà nước đối với thị trường trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, khắc phục những tác động tiêu cực của thị trường, nhưng mặt khác vẫn phải bảo đảm quyền tự định đoạt, tự do kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới để làm tăng tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tránh can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, nhất là đối tượng yếu thế nhưng không bao cấp.
Đồng thời, khắc phục những vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách; những bất hợp lý của hệ thống pháp luật đang cản trở quá trình phát triển; tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, công khai thông tin doanh nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, cụ thể, khả thi của Luật giá với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế.
| Hôm nay (1/11) Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận 3 dự án luật khác Hôm nay Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo nghe thẩm tra dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận các dự ... |
| Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Tinh giản biên chế cần gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 31/10, ... |
| Thiếu hàng cục bộ ở hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở một số tỉnh phía Nam là điều bất thường Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu giải trình làm rõ một số nội dung tại phiên thảo luận Quốc hội chiều ... |
| Đại biểu Quốc hội: Mức sống tối thiểu không chỉ là 'ngày 3 bữa cơm...' Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị, ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay ... |
| Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng giữ vững đà tăng trưởng kinh tế Một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV là ... |