Hơn 100 đại biểu tham dự Hội thảo về Di sản Hồ Chí Minh với Ngoại giao văn hóa

Vinh Hà
TGVN. Sáng ngày 29/10 tại Nghệ An đã diễn ra khai mạc Hội thảo quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh với Ngoại giao Văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới” do Bộ Ngoại giao và tỉnh Nghệ An đồng tổ chức. Hơn 100 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự Hội thảo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa Hoạt động ngoại giao văn hóa góp phần tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa Hội thảo quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh với Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”
hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: D.H)

Trong phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Ngọc Hoa bày tỏ vinh dự khi Nghệ An - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chọn là địa điểm tổ chức Hội thảo quốc tế với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự hiện diện của các Đại sứ, trưởng cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Ông hy vọng những đóng góp, ý kiến tham luận của các đại biểu sẽ là những tri thức quý báu, góp phần tổng kết, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong chiến lược ngoại giao văn hóa và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước thông qua hình tượng vị anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.

hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Anh Lê Ngọc Hoa phát biểu chào mừng Hội thảo. (Ảnh: D.H)

Đánh giá cao tầm vóc vĩ nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa kiệt xuất và nhà ngoại giao lỗi lạc”, ông Lê Ngọc Hoa chia sẻ những tình cảm của Bác Hồ đối với tỉnh Nghệ An. “Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, bên cạnh những trăn trở về con đường cứu nước và sự phát triển của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho quê hương Nghệ An những tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu nặng. Bởi thế, trước lúc đi xa, bên cạnh di chúc thiêng liêng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân, ngày 21/7/1969, Người còn để lại bức thư riêng dành cho Đảng bộ và nhân dân Nghệ An.

Trong thư, Người căn dặn: “Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, có nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Rất mong đồng bào, đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”.

Bức thư tuy ngắn, nhưng theo ông Lê Ngọc Hoa, “Người đã gói trọn tình cảm của mình, nhất là những mong mỏi đối với tỉnh nhà để tiếp tục phấn đấu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt là chăm lo đời sống nhân dân”.

Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: Hội thảo là một hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thực hiện bản di chúc, 50 năm ngày mất và hướng tới 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy các di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các nước thông qua ngoại giao văn hóa.

Và đặc biệt, Hội thảo càng ý nghĩa hơn khi được tổ chức tại tỉnh Nghệ An quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu, người sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại.

hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: D.H)

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường khẳng định, Bộ Ngoại giao luôn tự hào khi Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Bộ trưởng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chí Minh chính là người khai sinh nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, trong đó có ngoại giao văn hóa – nhằm tạo động lực mới cho ngoại giao Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là sản phẩm kết hợp chủ nghĩa yêu nước, văn hoá dân tộc và truyền thống ngoại giao Việt Nam, tinh hoa - văn hoá của nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế giới.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cho biết, trong thời gian qua, được sự ủng hộ của các nước trên thế giới, các hoạt động ngoại giao văn hóa thông qua việc tôn vinh Bác đã và đang được triển khai ở khắp các châu lục thông qua mạng lưới các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với nhiều hình thức tôn vinh, như triển khai linh hoạt, thực chất việc “học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hướng tới đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức mít-tinh, nói chuyện, tọa đàm, triển lãm, hội thảo nhân kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày Quốc khánh Việt Nam...; xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sách báo, phim ảnh… về Hồ Chí Minh; xây dựng, tu sửa các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên, xây dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại những nơi Người từng sống và hoạt động…

Những hoạt động trên có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đề cao, phát huy và quảng bá giá trị tư tưởng, đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến quốc tế; làm sâu sắc thêm quan hệ nhiều mặt, nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước trên thế giới; nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, giúp gắn kết, củng cố và phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; và góp phần sưu tầm, lưu giữ, bảo vệ và phát huy những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu tích, dưới cả góc độ vật thể và phi vật thể.

hon 100 dai bieu tham du hoi thao ve di san ho chi minh voi ngoai giao van hoa
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. (Ảnh: D.H)

Hội thảo quốc tế về “Di sản Hồ Chí Minh với ngoại giao văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới” gồm 3 phiên thảo luận, tập trung vào 3 chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới và nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh thúc đẩy quan hệ Việt Nam và các nước; và Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy di sản Hồ Chí Minh và hình ảnh đất nước.

Ngoài các phát biểu và tham luận của lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đại diện Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các chuyên gia, học giả của Việt Nam là các tham luận của Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Đại sứ các nước Trung Quốc, Indonesia, Sri Lanka cùng đại diện Đại sứ quán Lào, Cuba, Argentina, Ukraine…

(từ Nghệ An)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Đọc thêm

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Vòng bảng giải U23 châu Á 2024: Những kỷ lục vui, buồn của U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có những đánh giá về U23 Việt Nam sau trận thua U23 Uzbekistan ở lượt cuối vòng bảng VCK U23 châu Á 2024.
Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Các quan chức Mỹ và Philippines tiếp tục quyết định khai thác thêm cơ hội để tăng cường sự hỗ trợ toàn cầu nhằm duy trì luật biển quốc tế.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động