Hơn 40% bề mặt của Trái Đất cần được bảo vệ trước nguy cơ khủng hoảng đa dạng sinh học

TRUNG HIẾU
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, gần một nửa bề mặt hành tinh phải được bảo vệ trước nguy cơ khủng hoảng đa dạng sinh học.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việc bảo vệ bề mặt của hành tinh là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn khủng hoảng đa dạng sinh học. (Nguồn: Earth.org)
Việc bảo vệ bề mặt của hành tinh là vô cùng quan trọng nhằm ngăn chặn khủng hoảng đa dạng sinh học. (Nguồn: Earth.org)

Nghiên cứu mới này cho thấy khoảng 64 triệu km2 (44% diện tích đất trên bề mặt Trái đất) cần được chú ý bảo tồn để ngăn chặn những tổn thất lớn về đa dạng sinh học.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ James R. Allan thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho biết: “Chúng ta phải hành động nhanh chóng. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đến năm 2030, hơn 1,3 triệu km2 đất-một diện tích rộng hơn Nam Phi có khả năng bị hủy hoại để lấy chỗ cho con người sử dụng. Việc này sẽ tàn phá thiên nhiên hoang dã”.

Nghiên cứu sử dụng mô hình dữ liệu tiên tiến và dự báo thuật toán để lập bản đồ các khu vực tối ưu cho việc bảo tồn các loài và các hệ sinh thái được các tác giả mô tả là “một kế hoạch bảo tồn cho hành tinh”.

Các tác giả cho biết: những khu vực đó không nhất thiết phải được chỉ định là khu bảo tồn, nhưng các chiến lược khác có thể được sử dụng để bảo tồn các hệ sinh thái, bao gồm các chính sách kiểm soát việc sử dụng đất.

Nghiên cứu mới này cũng cho thấy 1,87 tỷ người, tương đương 1/4 dân số Trái đất, đang sống trong các khu vực cần được chú ý bảo tồn, chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Phi, Trung Mỹ và châu Á.

Nhiều việc phải làm

Các nhà khoa học khí hậu và các nhóm bảo vệ môi trường đang thúc giục các chính phủ và các tập đoàn phải hành đồng nhiều hơn nữa để bảo vệ hành tinh, trong bối cảnh nhiều chuyên gia đang cảnh báo rằng thế giới đang trên đà bỏ lỡ mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C (xem BOX cuối bài).

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ đưa ra những hàm ý quan trọng đối với việc hoạch định chính sách, nhất là trong đàm phán các mục tiêu đa dạng sinh học toàn cầu, sau khi các chính phủ không đạt được các mục tiêu trước đó là bảo tồn ít nhất 17% diện tích đất toàn cầu vào năm 2020.

Một liên minh gồm 70 quốc gia dự kiến sẽ cam kết bảo vệ 30% đất đai và vùng đại dương của họ vào năm 2030, theo một dự thảo hiệp ước toàn cầu sẽ được hoàn thành vào quý III năm nay.

Nghiên cứu này được công bố trùng thời điểm với một hội nghị lớn về môi trường do Liên hợp quốc tổ chức ở Stockholm (Thụy Điển) nơi Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới chấm dứt “cuộc chiến tranh chống lại thiên nhiên”.

Quỹ bảo tồn 500 triệu USD

Tổng thư ký Liên hợp quốc cảnh báo nhân loại cần hành động ngay lập tức nếu không hành tinh của chúng ta trở thành nơi không thể sống được.

“Chúng tôi biết phải làm gì. Và ngày càng có nhiều công cụ để làm điều đó. Nhưng chúng ta vẫn thiếu sự lãnh đạo và hợp tác. Vì vậy, hôm nay, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo: Hãy dẫn dắt chúng tôi ra khỏi mớ hỗn độn này”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói.

Sau đó, Italy và Thụy Điển đã tuyên bố ủng hộ một quỹ quốc tế mới, đầu tư ít nhất 500 triệu USD vào các nước đang phát triển để hỗ trợ bảo vệ khí hậu.

Quỹ Đầu tư khí hậu (CIF), một trong những công cụ tài trợ khí hậu đa phương lớn nhất thế giới đã khởi động chương trình “Thiên nhiên, con người và khí hậu” (NPC) tại hội nghị ở Stockholm ngày 1/6 vừa qua.

Chương trình mới được kỳ vọng sẽ mang lại cho người dân bản địa vai trò lớn hơn trong việc bảo tồn môi trường địa phương và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Thụy Điển, bà Matilda Ernkrans, “các giải pháp dựa vào tự nhiên giúp giảm lượng khí thải, hỗ trợ cộng đồng thích ứng với khí hậu thay đổi và bảo vệ đa dạng sinh học”.

Việc tăng cường nỗ lực bảo tồn và quản lý các công viên tự nhiên, đại dương và rừng là cốt lõi để bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì các hệ sinh thái cân bằng mà con người phụ thuộc vào, hạn chế tác động tàn phá của sự nóng lên toàn cầu.

Tuy vậy, nhiều cánh rừng trên khắp thế giới vẫn đang bị tàn phá theo nhiều cách, từ việc mở rộng đất để sản xuất thịt bò ở Brazil đến việc đốt phá rừng bất hợp pháp để trồng cọ lấy dầu ở các nước...

Những hành động này vẫn đang đe dọa môi trường sống của động vật hoang dã và làm lệch mục tiêu khí hậu bởi cây cối hấp thụ khoảng một phần ba khí thải gây ô nhiễm.

Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) phát thải ra tới 80% lượng khí carbon toàn cầu. Cam kết hành động của họ góp phần tạo động lực cho những cuộc thảo luận quan trọng về biến đổi khí hậu ở Liên hợp quốc.

Tháng 10/2021, các nhà lãnh đạo G20 đã thống nhất về việc giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C-bước tiến lớn kể từ Hiệp định Paris 2015.

Giới chuyên gia cho rằng để đạt được mục tiêu này, toàn cầu phải cắt giảm gần một nửa lượng khí thải vào năm 2030 và giảm xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thắp sáng ý thức bảo vệ môi trường qua 'Chăm sóc hành tinh của chúng mình'

Thắp sáng ý thức bảo vệ môi trường qua 'Chăm sóc hành tinh của chúng mình'

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2022, ngày 7/5 tại Hà Nội, Đại sứ quán Tây Ban Nha phối hợp với Nhã ...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, hệ thống an ninh lương thực toàn cầu, vốn đang gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực ...

(theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động