Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát biểu tại họp báo giới thiệu về Đại hội, chiều 25/8 tại Hà Nội. (Nguồn: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) |
Nhiệm kỳ 2017 - 2022, tổng trị giá hoạt động toàn Hội đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng (gấp hơn 2,36 lần tổng trị giá hoạt động nhiệm kỳ Đại hội IX); tỷ suất hoạt động đạt trung bình 10,3 lần, thiết thực trợ giúp trung bình hằng năm 18,3 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương.
Các phong trào, cuộc vận động, các nhiệm vụ trọng tâm của Hội được triển khai thiết thực, gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững tại địa phương, cơ sở và thích ứng trong bối cảnh Covid-19; không ít mô hình mới, hiệu quả xuất hiện, có sự lan tỏa rộng khắp.
Vận động chính sách được coi trọng; công tác chỉ đạo, điều hành có đổi mới; công tác truyền thông, vận động nguồn lực, hợp tác quốc tế trong hoạt động nhân đạo có bước phát triển; việc quản lý các nguồn thu của Hội được thực hiện đúng quy định.
Kết quả các mặt hoạt động của Hội đã góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước, lan tỏa các giá trị nhân đạo trong xã hội, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Vai trò của tổ chức Hội trong xã hội và trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tiếp tục được khẳng định.
Phát biểu tại họp báo giới thiệu chiều 25/8, bà Bùi Thị Hòa – Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, Đại hội có sự tham dự của 502 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 7,2 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước.
Tin liên quan |
Những 'chiến sĩ áo đỏ' thầm lặng giữa mùa dịch Covid-19 |
Trong khuôn khổ Đại hội sẽ có nhiều các hoạt động bên lề như: Ngày 27 và 28/8/2022 các hoạt động tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2022; Trong 2 ngày (29 và 30/8/2022) diễn ra Đại hội, các đại biểu sẽ tham dự Lễ báo công dâng Bác và vào lăng viếng Bác; Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gặp mặt 80 đại biểu tiêu biểu toàn quốc; Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu quốc tế; tổ chức Triển lãm “Hệ sinh thái nhân đạo”…
Đặc biệt, tại phiên khai mạc trọng thể Đại hội XI, Đại diện Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế phát biểu chào mừng; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Đại hội. Tại Đại hội, 26 nội dung tham luận của Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp đối tác được trình bày, thảo luận trong “Diễn đàn Hệ sinh thái nhân đạo” sẽ tập trung đánh giá các lĩnh vực hoạt động trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đưa ra những định hướng trong thời gian tới.
“Với chủ đề 'Xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước', Đại hội XI hướng tới mục tiêu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo, thiết thực trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, nhà nước, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái, đóng góp tích cực trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế”, bà Bùi Thị Hòa nhấn mạnh.
Đại hội XI đặt ra 8 chỉ tiêu cơ bản gồm: 100% tỉnh, thành Hội triển khai phong trào: “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; Quản lý và trợ giúp ít nhất 500.000 ”địa chỉ nhân đạo” trong 5 năm, trong đó từ 50% "địa chỉ nhân đạo" được cập nhật trên hệ thống Inhandao, ít nhất 2/3 số “địa chỉ nhân đạo” do tổ chức, cá nhân ngoài Hội đăng ký trợ giúp theo hồ sơ giới thiệu của Hội; Hỗ trợ 01 triệu trẻ em nghèo, khuyết tật trong chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”; Hỗ trợ ngư dân làm việc trên 90.600 tàu, thuyền đánh bắt cá, 1.300 hộ ngư dân có “Mái ấm nhân đạo” trong chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”.
Mỗi Hội cấp tỉnh có ít nhất 1 đội tình nguyện viên sơ cấp cứu chữ thập đỏ và phòng ngừa, ứng phó thảm họa, với 3-5 tập huấn viên, hướng dẫn viên; 100% cấp Hội đều phát triển đội hình/lực lượng hiến máu dự bị, đảm bảo đủ nguồn người hiến máu phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh tại địa phương, lồng ghép tuyên truyền về hiến mô, bộ phận cơ thể người; 50% Hội cấp tỉnh thành lập Quỹ hoạt động Chữ thập đỏ theo quy định; 100% cấp Hội đều đảm bảo dự trữ tiền, hàng cứu trợ ở mức cần thiết theo quy định của Trung ương Hội; Giá trị nguồn lực do mỗi cấp Hội vận động tăng từ 5%/năm; 100% cán bộ Hội các cấp (gồm cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm) được tập huấn nghiệp vụ về công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.
Định kỳ hằng năm được cập nhật thông tin, kiến thức mới về Hội và chuyển đổi số; 100% thủ lĩnh/đội trưởng đội tình nguyện viên được tập huấn nghiệp vụ ở những lĩnh vực liên quan; Phấn đấu số lượng hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ tăng 5% trong 5 năm; ít nhất 2/3 số hội viên, tình nguyện viên được quản lý bằng phần mềm thống nhất vào năm 2027; 100% cấp Hội phát triển mạng lưới tổ/nhóm thiện nguyện phù hợp tại địa bàn.
| Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 'bắt tay' Bộ Y tế đẩy mạnh thực hiện các hoạt động nhân đạo Ngày 1/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Y tế giai ... |
| Trao quà cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Nghệ An Ngày 11/6, đồng chí Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ ... |
| Hơn 5,4 tỷ đồng hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ứng phó với thiên tai Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa triển khai Dự án (CMCR) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án được thực hiện tại ... |
| Việt Nam-Canada đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo Chiều 20/5, ông Conrad Sauve, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Canada và bà Yunhong Zhung, Trưởng ban Phụ trách khu vực châu Á – ... |
| Năm 2021, dành 788,7 tỷ đồng cho hoat động phòng ngừa và ứng phó thảm họa Ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Tập huấn công tác phòng ngừa và ứng phó thảm họa năm ... |