'Hòn đá tảng' cản đường Trung Quốc vươn lên thành siêu cường tài chính

Khánh Linh
Mặc dù các nguyên tắc cơ bản về kinh tế đang thay đổi tại Trung Quốc cho thấy những cơ sở vững chắc của việc gia tăng hội nhập tài chính nhưng thiên hướng ổn định và kiểm soát của chính phủ vẫn đang cản trở sự trỗi dậy của nền kinh tế thứ hai thế giới trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Rào cản khiến Trung Quốc khó lòng trở thành siêu cường tài chính
Con đường trở thành siêu cường tài chính của Trung Quốc vẫn còn gian nan. (Nguồn: Depositphotos)

Thế lực đáng gờm

Khoảng một thập niên trước đây, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đề xuất việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Sáng kiến này được chào đón nhiệt tình mặc dù hệ thống tài chính của Trung Quốc còn kém phát triển và thiếu cơ sở quan trọng để phát triển một đồng tiền quốc tế.

Tuy nhiên, sau hơn một thập niên, quá trình quốc tế hóa hệ thống tài chính của Trung Quốc đang tăng tốc và Bắc Kinh dường như đang trở thành một thế lực đáng gờm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Tin liên quan
Già hóa dân số, khủng hoảng thiếu lao động trầm trọng đe dọa tham vọng kinh tế của Trung Quốc Già hóa dân số, khủng hoảng thiếu lao động trầm trọng đe dọa tham vọng kinh tế của Trung Quốc

Bước phát triển nổi bật nhất là sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các danh mục đầu tư của Trung Quốc lên tới 2 nghìn tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2009, thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thương mại quốc tế.

Sự phát triển này được hậu thuẫn bởi việc mở rộng tài khoản vốn của Trung Quốc, giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường tài chính.

Năm 2014, Trung Quốc đã khởi động chương trình kết nối chứng khoán để tăng cường đầu tư từ nước ngoài. Tiếp theo đó là chương trình kết nối trái phiếu vào năm 2017, mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Động thái này được kỳ vọng có thể cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Trung Quốc và giữ đồng Nhân dân tệ cơ bản ổn định.

Việc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát vốn đã tạo nên sự thay đổi các ưu tiên kinh tế và tài chính. Từ lâu, Bắc Kinh vốn dựa vào hệ thống kiểm soát tài chính để cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

Để hỗ trợ các khoản vay này, lãi suất tiền gửi được giữ ở mức thấp cùng các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn người tiết kiệm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trên thị trường tài chính nước ngoài.

Mặc dù hệ thống này khá thành công trong việc hỗ trợ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu của Trung Quốc nhưng hiện không còn phù hợp với một nền kinh tế cần tăng cường hiệu quả và vai trò của tiêu dùng.

Hãy nhìn vào thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc - thước đo lưu lượng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư để hiểu rõ hơn về động lực kinh tế khiến Trung Quốc quyết định mở cửa hệ thống tài chính.

Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thặng dư tài khoản vãng lai của nước này đã đạt mức cao chưa từng thấy và từng đạt đỉnh 10% GDP vào năm 2007. Tuy nhiên, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1% GDP.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19, chỉ số này tăng trở lại vào năm 2020, nhưng điều này không cho thấy sự đảo ngược của xu hướng giảm chung.

Thặng dư tài khoản vãng lai tương ứng với chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Thặng dư thu hẹp do tỷ lệ tiết kiệm giảm - một xu hướng chắc chắn sẽ gia tăng do tình trạng dân số già ngày càng già đi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nếu tỷ lệ tiết kiệm tiếp tục giảm mà không tương ứng với tỷ lệ đầu tư giảm, sẽ dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai chịu ảnh hưởng bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài và Trung Quốc cần chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường tài chính để trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Những rào cản chính

Mặc dù các nguyên tắc cơ bản về kinh tế đang thay đổi tại Trung Quốc cho thấy những cơ sở vững chắc của việc gia tăng hội nhập tài chính nhưng thiên hướng ổn định và kiểm soát của chính phủ vẫn đang cản trở sự trỗi dậy của nền kinh tế thứ hai thế giới trong lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Rào cản khiến Trung Quốc khó lòng trở thành siêu cường tài chính
Việc gia tăng giới hạn sẽ ngăn cản nước này đóng vai trò chính trong nền tài chính toàn cầu. (Nguồn: CNBC)

Trong những năm gần đây, khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, các nhà hoạch định chính sách tài chính của Trung Quốc thường sử dụng các biện pháp can thiệp không phù hợp với hệ thống tài chính.

Cải cách lãi suất là một trường hợp điển hình. Với việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động, Trung Quốc đã chính thức tự do hóa lãi suất vào năm 2015. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn phải tuân theo chỉ đạo chính sách về lãi suất và phân bổ tín dụng. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, hướng dẫn này đã trở nên quan trọng khi các nhà chức trách yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay giá rẻ để làm dịu bớt những "đòn đau" giáng vào kinh tế từ đại dịch.

Về cải cách tỷ giá hối đoái, năm 2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tuyên bố sẽ cho phép thị trường hình thành tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, nhưng Ngân hàng này vẫn tiếp tục các biện pháp can thiệp để ngăn chặn những chuyển động đáng kể của tỷ giá hối đoái.

Tin liên quan
Tham vọng của Trung Quốc trong cuộc đua phát hành tiền kỹ thuật số Tham vọng của Trung Quốc trong cuộc đua phát hành tiền kỹ thuật số

Các can thiệp chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái dường như cũng gia tăng trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Bất chấp thặng dư tài khoản vãng lai đáng kể và dòng vốn chảy mạnh, đồng Nhân dân tệ chỉ tăng giá ở mức khiêm tốn vào năm 2020.

Bên cạnh đó, tài sản ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng cũng tăng đáng kể cho thấy các ngân hàng thương mại của Trung Quốc buộc phải giảm bớt sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ.

Chừng nào các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc ngừng kiến nghị, tình hình lãi suất và tỷ giá hối đoái, các giới hạn nghiêm ngặt liên quan đến dòng vốn và dòng tiền, sẽ được duy trì.

Việc gia tăng giới hạn sẽ ngăn cản nước này đóng vai trò chính trong nền tài chính toàn cầu.

Những căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington thậm chí có thể làm chệch hướng các mục tiêu hội nhập tài chính của Trung Quốc.

Chưa thấy tín hiệu tốt nào báo hiệu triển vọng của việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Thậm chí, sự ra đời của đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số cũng sẽ không thay đổi triển vọng này, vì phiên bản kỹ thuật số sẽ phải chịu những ràng buộc về chính trị giống như phiên bản tiền giấy.

TIN LIÊN QUAN
Tại sao giới tài chính Phố Wall không mặn mà với chính sách Trung Quốc của Mỹ?
Đánh bại Mỹ, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Rào cản với Trung Quốc vẫn hiện hữu dù ai trở thành Tổng thống
Siết 'thòng lọng', Mỹ cấm các cơ quan chính phủ mua sản phẩm của 5 hãng công nghệ Trung Quốc
5 lý do khiến Mỹ và Trung Quốc khó tiến đến Chiến tranh Lạnh
(theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động