Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10: Đẩy mạnh thích ứng trước đại dịch

Minh Quân
Chiều 6/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.06) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. (Nguồn: VGP)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021. (Nguồn: VGP)

Mở đầu cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều ngày 6/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, chiều cùng ngày Thủ tướng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ.

Thích ứng an toàn trước dịch Covid-19

Tại cuộc họp, Chính phủ đã thảo luận về công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhấn mạnh với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Ca khỏi bệnh và tốc độ tiêm vaccine tăng, cả nước thích ứng an toàn với dịch bệnh, hoạt động kinh tế xã hội dần được mở ra.

Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, từng bước mở cửa, đảm bảo hài hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện nghiêm nghị quyết 128 về quy định tạm thời thích ứng an toàn dịch bệnh, tiếp tục hoàn thiện chiến lược tổng thể về phòng chống dịch, đảm bảo sự thống nhất, xuyên suốt.

Các địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản, tăng cường ứng phó dịch bệnh, tăng khả năng thu dung, điều trị tại chỗ; triển khai tốt 3 trụ cột phòng chống dịch gồm cách ly nhanh nhất, hẹp nhất; xét nghiệm thần tốc đảm bảo khoa học, hợp lý, tiết kiệm; điều trị từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, thực hiện phương châm vaccine + 5K; đảm bảo vaccine nhanh nhất, hướng tới chủ động nguồn cung, tập trung bao phủ 2 mũi vaccine cho những nơi có dịch…

Công tác mua sắm đấu thầu trang thiết bị cần đảm bảo nghiêm, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; thúc đẩy xã hội hóa, thúc đẩy công tư, tạo thuận lợi cho doanh nhân, chuyên gia về nước, có chính sách cho lực lượng tuyến đầu có nhiều đóng góp; nâng cao nhận thức trong tình hình mới… cũng được Chính phủ đặt ra.

Về tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ cho biết: nhờ kiểm soát dịch bệnh, nền kinh tế từng bước được mở cửa, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp; lãi suất có xu hướng giảm, thu ngân sách đạt 90,9% dự toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, hỗ trợ người dân.

Đồng thời tiếp tục rà soát, tinh gọn bộ máy, rà soát tháo gỡ vướng mắc để đơn giản hóa thủ tục sản xuất kinh doanh…

Sớm tiêm vaccine, mở cửa trường học

Về việc tiêm vaccine và mở cửa trường học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ đã ban hành hướng dẫn trên nguyên tắc nơi nào kiểm soát được dịch thì cho học sinh trở lại trường học.

Với địa phương có dịch ở cấp độ 1 và 2, tổ chức dạy học trực tiếp nhưng phải phụ thuộc đặc điểm từng chính quyền địa phương và trách nhiệm từng địa phương.

Với địa phương có số lượng học sinh lớn như Hà Nội, tuy đã có phương án cho học sinh trở lại học nhưng đến nay phải điều chỉnh do có lo lắng về tình hình dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đánh giá nhu cầu học sinh quay trở lại trường học là chính đáng, nên thống nhất tổ chức hội nghị trực tuyến để triển khai dạy học trực tiếp đầu tuần tới. Đồng thời, Bộ sẽ rà soát, ban hành hướng dẫn sổ tay y tế, kỹ năng phòng chống dịch để mỗi giáo viên là một cán bộ y tế…

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị rõ cần có ngay phương án tổ chức cho học sinh tiêm vaccine sớm, đảm bảo tốt hơn phòng chống dịch cho các em đến trường.

Đẩy nhanh mở cửa du lịch

Cũng tại họp báo Chính phủ tối ngày 6/11, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) Hoàng Đạo Cương đã thông tin thêm về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

Theo đó, Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8044 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, ngày 5/11, Bộ VHTT&DL đã ban hành hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Trong hướng dẫn tạm thời có 4 phần. Phần 1 là Lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Thứ 2 là quy định về khách quốc tế. Thứ 3 là quy trình đón khách quốc tế. Phần 4 là tổ chức thực hiện.

Theo đó, lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021): Thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế tại 5 khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh.

Giai đoạn 2 (từ tháng 1/2022): Mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế thường lệ.

Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp các điểm đến tại 5 địa phương ở giai đoạn 1, có thể bổ sung một số địa phương khác nếu đáp ứng điều kiện và có đề xuất đón khách du lịch quốc tế sau khi khách du lịch đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày.

Giai đoạn 3: Mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Thời điểm bắt đầu giai đoạn này sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế và trên cơ sở đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong 2 giai đoạn đầu.

(11.06) Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hoàng Văn Cương. (Nguồn: VGP)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch Hoàng Đạo Cương. (Nguồn: VGP)

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phải là người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú tại nước ngoài. Hiện có 4 yêu cầu dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Thứ nhất, khách du lịch cần có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận. Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vaccine 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất cảnh không quá 6 tháng.

Đối với Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận. Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vaccine 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất cảnh không quá 6 tháng.

Thứ hai, khách du lịch cần có kết quả âm tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm).

Thứ ba, khách du lịch cần có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị Covid-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD. Và thứ tư, phải tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.

Dự kiến thời gian đón khách quốc tế trong giai đoạn 1, từ 20/11/2021 đến 20/12/2021, Kiên Giang sẽ triển khai thực hiện theo lộ trình, thực hiện các chuyến bay thử nghiệm.

Đến giữa tháng 11/2021, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Nam dự kiến đón các chuyến bay thí điểm. Dự kiến đến tháng 12/2021, Quảng Ninh sẽ đón khách quốc tế đến sân bay quốc tế Vân Đồn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu

Vào 12h00 trưa ngày 1/11 theo giờ địa phương (19h00 giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Lễ khai ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021: Việt Nam có đủ cơ sở để thích ứng an toàn với Covid-19

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021: Việt Nam có đủ cơ sở để thích ứng an toàn với Covid-19

Chiều 2/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021. Buổi họp ...

(theo VGP)

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động