Nhỏ Bình thường Lớn

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023: Thủ tướng đề nghị đưa giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới, đưa ra giải pháp trọng tâm, điểm mấu chốt, khâu đột phá cho phát triển kinh tế-xã hội trong những tháng còn lại.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, khách quan, trung thực, đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng vừa qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng vừa qua. (Nguồn: VGP News)

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7/2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tin liên quan
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội

Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi đến Đoàn công tác của thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo ban, cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội.

Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chúng ta đã đi qua tháng đầu tiên của quý III. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Trên thế giới, tăng trưởng vẫn thấp trong khi cầu tiêu dùng còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng… Nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; áp lực nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp, rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản vẫn còn cao tại một số quốc gia; xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu.

Tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hán kéo dài trên phạm vi rộng, bão lũ, thiên tai tại nhiều quốc gia.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, khi chịu tác động kép, vừa phải chống chịu với sức ép từ cả bên trong và bên ngoài, xử lý các vấn đề hiện tại, khắc phục khó khăn, tồn tại nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, các cấp, ngành, địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm những nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Qua đó, trong tháng 7 và 7 tháng của năm, chúng ta cơ bản thực hiện được các mục tiêu tổng quát của năm 2023 với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước. Tuy nhiên, cũng còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. (Nguồn: VGP News)

Theo Thủ tướng, bước vào tháng 8, mặc dù dự báo tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu, triển vọng rất tích cực trên nền tảng vĩ mô tốt.

Trong tháng 8, có nhiều sự kiện, trong đó có các ngày lễ kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công nhưng cũng là thời điểm thường xuất hiện mưa bão, rủi ro thiên tai; có rất nhiều nhiệm vụ, công việc cả thường xuyên, đột xuất, xử lý tồn đọng.

Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện, phân tích kỹ, khách quan; nêu rõ những việc đã làm tốt để tiếp tục phát huy và làm tốt hơn, việc chưa đạt yêu cầu, nêu nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm.

Cùng với đó, các đại biểu nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới; từ đó đưa ra các giải pháp trọng tâm, điểm mấu chốt, khâu đột phá trong tháng 8, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới. Đặc biệt, các đại biểu cần đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết Phiên họp để hoàn thiện, tổ chức thực hiện.

Chính sách đúng đắn và phù hợp - cú hích giúp kinh tế Vĩnh Bảo phát triển mạnh mẽ

Chính sách đúng đắn và phù hợp - cú hích giúp kinh tế Vĩnh Bảo phát triển mạnh mẽ

Vĩnh Bảo là huyện có vị trí địa lý đặc biệt, tiếp giáp với 2 tỉnh Thái Bình, Hải Dương; nằm trên các tuyến đường ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới

Trưa ngày 23/6, Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới tại Paris, Pháp đã bế mạc và thành công tốt ...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023: Kinh tế-xã hội tiếp tục có bước tăng trưởng, lạm phát giảm

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023: Kinh tế-xã hội tiếp tục có bước tăng trưởng, lạm phát giảm

Chiều tối 4/7, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội ...

Khởi công các tuyến đường huyết mạch đưa Bắc Ninh trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

Khởi công các tuyến đường huyết mạch đưa Bắc Ninh trở thành thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội

Ngày 30/7 đã diễn ra lễ khởi công dự án đầu tư các tuyến đường tỉnh 295C, 285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua ...

(theo TTXVN)