TIN LIÊN QUAN | |
Lớp học chuyên đề về quan hệ quốc tế tại Nhật Bản | |
Nhật Bản viện trợ 83.000 USD nâng cấp làng trẻ mồ côi Việt Nam |
Hội nghị đã thu hút khoảng 650 đại biểu trong đó có 170 đại biểu Nhật Bản, với sự hiện diện của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; đại diện Lãnh đạo một số Bộ/ngành Trung ương, cùng các lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của 13 địa phương khu vực ĐBSCL.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh chung. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Về phía Nhật Bản có sự tham gia của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh Kawaue Junichi và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại, hợp tác phát triển, giáo dục và các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện cho các địa phương thuộc khu vực ĐBSCL cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản đã có ba phiên thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển; hợp tác địa phương và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các diễn giả tại phiên thảo luận "Hợp tác phát triển". (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tại phiên thảo luận về hợp tác phát triển, đại diện các đơn vị, tỉnh thành phố đã đưa ra một số các vấn đề thảo luận liên quan đến nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam như: định hướng thu hút, sử dụng, nâng cao biện pháp quản lý, sử dụng giúp tăng cường hiệu quả của nguồn vốn. Ngoài ra, một số tỉnh đã có trao đổi trong hợp tác về thiết bị y tế; xây dựng cầu Đại Ngãi; hạ tầng giao thông; hệ thống thủy lợi vùng cao thích ứng với biến đổi khí hậu…
Phiên thảo luận thứ hai là về "Hợp tác địa phương". (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Trong phiên hợp tác địa phương, các đại diện đã có trao đổi về tình hình hợp tác cấp địa phương giữa Nhật Bản và Việt Nam; tình hình hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, giao lưu văn hóa, hợp tác nhân lực; giới thiệu các dự án văn hóa Việt Nam - Nhật Bản; tình hình du khách đến với các địa phương và đưa ra một số định hướng trong thời gian tới, những kinh nghiệm thu hút khách du lịch.
Đối với hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, tại phiên thảo luận này, các đại biểu đã thảo luận về các chính sách, biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và giữa ĐBSCL với Nhật Bản nói riêng; giới thiệu các dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chia sẻ kinh nghiệm trong nông nghiệp….
Phiên thảo luận "Hợp tác nông nghiệp". (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Trải qua 3 phiên thảo luận, các đại biểu tham gia Hội nghị đều nhất trí cho rằng hợp tác giữa các địa phương khu vực ĐBSCL và đối tác Nhật Bản sẽ không ngừng được phát triển. Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản Asazuma Shinichi, đại diện các cơ quan hợp tác phát triển, xúc tiến đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản như: JICA, JETRO, JNTO, Japan Foundation, IMM Japan… cùng các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, chia sẻ thông tin, đánh giá tình hình, nhận định triển vọng cũng như kiến nghị các biện pháp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như hợp tác phát triển về xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, ứng phó biến đổi khí hậu, hợp tác cấp độ địa phương về giáo dục - đào tạo, thực tập sinh, tu nghiệp sinh, giao lưu văn hóa, du lịch và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực ĐBSCL.
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh Kawaue Junichi cho biết doanh nghiệp Nhật Bản thời gian qua đánh giá cao sự đồng hành và quan tâm của Chính quyền các địa phương Việt Nam, trong đó có các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đối với sự phát triển của doanh nghiệp Nhật Bản tại địa phương; đánh giá cao các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của các địa phương thời gian qua nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao tặng Huân chương Hữu nghị cho ông Kato Hitoshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố Sakai đã có nhiều cống hiến tích cực cho hợp tác với các địa phương của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Võ Thành Thống và các lãnh đạo địa phương khu vực ĐBSCL đã chia sẻ về một số dự án trọng điểm mang tính liên khu vực, liên vùng với sự hỗ trợ của Nhật Bản; khẳng định Nhật Bản là đối tác hợp tác ưu tiên hàng đầu nhằm góp phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương; khẳng định quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, cải cách hành chính ở tất cả các cấp, có cơ chế thu hút các nguồn lực, thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tác Nhật Bản đến đầu tư tại địa phương.
Các địa phương cũng hoan nghênh và đánh giá cao sáng kiến của Bộ Ngoại giao tổ chức cơ chế gặp gỡ định kỳ với các đối tác nước ngoài để tạo thêm cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu hợp tác của địa phương với các đối tác quan trọng, trong đó có Nhật Bản.
Hội nghị đã chứng kiến lễ ký kết 4 thỏa thuận hợp tác liên quan giữa địa phương ĐBSCL và Nhật Bản. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao kết quả tại Hội nghị cũng như các kết nối bên lề giữa địa phương khu vực ĐBSCL với các đối tác Nhật Bản; khẳng định với nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước và đặc biệt trong bối cảnh năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Ngoại giao tin tưởng rằng với nỗ lực và sự đồng lòng từ cả hai phía, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản nói chung và hợp tác cấp độ địa phương giữa hai nước nói riêng, trong đó có khu vực ĐBSCL sẽ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, sự liên kết và kết nối giữa hai đất nước, hai dân tộc, hai nền kinh tế và hợp tác liên kết vùng giữa hai bên sẽ ngày càng chặt chẽ vì lợi ích chung.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao tặng Huân chương Hữu nghị cho ông Kato Hitoshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố Sakai đã có nhiều cống hiến tích cực cho hợp tác với các địa phương của Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Hội nghị cũng chứng kiến Lễ ký kết 4 thỏa thuận hợp tác giữa Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản thành phố Cần Thơ và Hội Hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam thành phố Sakai; Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang với Công ty Hagihara và Công ty Daimasa Engineering (Nhật Bản); Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airline) và Công ty Cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines để hỗ trợ, quảng bá kết nối các địa phương Việt Nam nói chung và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng với Nhật Bản.
Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản với Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Gặp gỡ Đại sứ” do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Cơ quan đại diện nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tổ chức nhằm hỗ trợ các địa phương trong tiến trình hội nhập quốc tế, qua đó làm sâu sắc thêm quan hệ song phương và tăng cường kết nối hợp tác hiệu quả, thiết thực với các đối tác quan trọng, trong đó có Nhật Bản. |
Hơn 170 doanh nghiệp Nhật Bản dự khai mạc "Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản" Tại Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2018, các đại biểu trao đổi, thảo luận về các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh ... |
Thúc đẩy triển khai hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Sáng 10/4, tại trụ sở Bộ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao, Hạ Nghị sỹ ... |
Đề nghị Mitsubishi mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, giao thông Chiều 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Takehiko Kakiuchi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Mitsubishi đang ở thăm Vỉệt Nam, Thủ tướng ... |