Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng

Minh Anh
Nga-Trung Quốc xích lại gần nhau theo một cách khác…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng
Người Nga mua laptop Lenovo tại một cửa hàng ở Moscow. (Nguồn: Zuma)

Chào đón Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dành cho “người bạn thân nhất” nhiều điều đặc biệt - từ nghi lễ ngoại giao thịnh tình nhất, lễ đón tiếp long trọng nhất, một buổi dạ tiệc linh đình nhất và hàng giờ ngồi trò chuyện thân mật.

Hơn 40 lần gặp mặt, mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc được đánh giá ngày càng chặt chẽ, đặc biệt kể từ sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra, với các hạn chế ngày càng gia tăng từ phương Tây. Ông Tập ca ngợi quan hệ Nga-Trung là “tình hữu nghị lâu dài”, còn ông Putin nói đạt đến “tầm cao chưa từng có”.

Không còn bị “định giá” bằng USD

Nhà phân tích chính trị độc lập Nga Konstantin Kalachev đánh giá chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Putin chỉ ít ngày sau khi ông nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm, thể hiện “quan hệ Trung-Nga đang tiến lên tầm cao mới”.

“Hoàn cảnh xô đẩy” càng đưa họ xích lại gần nhau. Thương mại hai chiều đạt kỷ lục 240 tỷ USD vào năm 2023, gần gấp 2,7 lần so với một thập kỷ trước, cao hơn 60% so với giai đoạn trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, vượt mục tiêu 200 tỷ USD (vào năm 2024) trước thời hạn. Moscow tăng nhập hàng hóa thiết yếu từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh có nguồn cung bảo đảm từ dầu giá rẻ đến thực phẩm.

Tiền tệ là một trong những điểm chung khác mà cả hai nền kinh tế Nga-Trung đồng lòng nhắm đến. Trên thực tế, đồng tiền của các nước phương Tây đang dần biến mất trong hoạt động thương mại song phương, theo Phó thủ tướng Nga Andrey Belousov.

Từ năm 2014, Nga bắt đầu giảm phụ thuộc vào USD sau khi sáp nhập Crimea. Năm 2018, khi Mỹ áp thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế, họ bắt đầu bán trái phiếu chính phủ Mỹ và tìm cách giao dịch bằng Ruble, cũng như các tiền tệ khác. Cũng từ đó, Nhân dân tệ (NDT) trở thành đồng tiền dự trữ mới của Nga, thế chỗ USD và Euro.

Đến năm 2022, sau khi bị phương Tây áp thêm nhiều vòng trừng phạt, Moscow càng tăng tốc quá trình này. Trong khi đó, Trung Quốc cũng muốn giảm phụ thuộc vào USD để kiểm soát rủi ro khi căng thẳng thương mại với Mỹ liên tục gia tăng.

Tổng thống Putin muốn làm nổi bật tính chiến lược của mối quan hệ này, khẳng định phần lớn hợp tác kinh tế của họ không còn bị “định giá” bằng đồng USD, qua đó thúc đẩy mục tiêu đã nêu của cả Bắc Kinh và Moscow là thoát khỏi sự thống trị áp đảo của đồng tiền Mỹ trong thương mại quốc tế. Bởi vì, “hơn 90% giao dịch thanh toán giữa các doanh nghiệp của chúng ta được thực hiện bằng tiền tệ quốc gia”, Tổng thống Putin nói với THX.

“Ngầm hiểu”

Theo Financial Times, trong năm 2023, 60% hàng nhập khẩu công nghệ cao của Nga có thể sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, hay còn gọi là hàng hóa lưỡng dụng, đến từ Trung Quốc, như điện thoại thông minh, máy tính, chip điện tử và các thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm.

Nhưng ngay cả khi Trung Quốc cung cấp huyết mạch quan trọng cho nền kinh tế Nga vốn đang bị siết chặt bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, Bắc Kinh vẫn có những nhu cầu và lợi ích riêng cần tự bảo vệ - nhất là khi đối mặt với sự giám sát ngày càng chặt chẽ từ Mỹ và EU về các giao dịch của nước này với Moscow.

Truyền thông Mỹ đưa tin, “bóng ma” của các lệnh trừng phạt rình rập các ngân hàng Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch với Nga. Những cảnh báo rõ ràng từ chính phủ Mỹ dường như có hiệu quả khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã giảm gần 16% trong tháng 3/2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Tờ Kommersant của Nga mới đây phản ánh tình trạng thiếu hụt sản phẩm điện tử trong nước, vì các ngân hàng Trung Quốc từ chối chấp nhận thanh toán ngày càng nhiều.

Giới quan sát nhận định, từ sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, chưa bao giờ Nga lại xa cách phương Tây đến vậy, trong khi Mỹ cũng ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong các thông cáo mà Bắc Kinh và Moscow phát đi sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, không có một nội dung cụ thể nào đề cập vấn đề tại Ukraine mà chỉ có những chi tiết thể hiện sự đồng điệu về văn hóa và đề cao mối quan hệ trong trật tự thế giới mới.

Các nhà phân tích bình luận, trong chuyện này, trước công chúng, Tổng thống Nga đã thể hiện sự tế nhị trong các câu chuyện với Chủ tịch Trung Quốc - người rõ ràng không muốn bị lôi kéo vào các cuộc thảo luận công khai về khả năng hỗ trợ của Bắc Kinh cho các mục tiêu của Nga trong chiến dịch quân sự. Nhà lãnh đạo Nga chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người bạn Trung Quốc về những sáng kiến mà họ đưa ra để giải quyết vấn đề.

Nhà khoa học chính trị Zhang Junhua, cộng tác viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu châu Á phân tích, Trung Quốc hiện đang làm những gì có thể để tránh các lệnh trừng phạt, hoặc các lệnh trừng phạt thứ cấp, từ Mỹ. Bởi nền kinh tế lớn nhất châu Á có thể tồn tại mà không có Nga, nhưng không thể tồn tại nếu không có phương Tây.

Tuy nhiên, cũng theo TS. Zhang, “sự đóng băng tạm thời” không kéo dài, các nhà lãnh đạo có thể đã thảo luận về các giải pháp, chẳng hạn chuyển hàng xuất khẩu của Trung Quốc qua Trung Á, dù sẽ khiến Moscow phải trả giá đắt hơn.

Cụ thể, trong tuyên bố chung “đầy đặn” dài 7.000 từ, họ tiếp tục cam kết tăng cường “mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, đồng thời tìm ra lý do chung chống lại những gì được mô tả là chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với mỗi quốc gia.

Trong đó, cam kết tăng cường hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng - với việc Nga muốn bán nhiều dầu khí hơn cho Trung Quốc nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt từ châu Âu và Mỹ; hay tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp và công nghệ cao, vũ trụ và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, trí tuệ nhân tạo, các nguồn năng lượng tái tạo và các lĩnh vực đổi mới khác…

Bỏ qua những ràng buộc phức tạp về địa chính trị, quan hệ kinh tế Nga – Trung Quốc được giới chuyên gia đánh giá là “sự kết hợp về lợi ích”.

Nhiều lĩnh vực hợp tác đã được bàn tới, nhưng “ngay cả khi Trung Quốc và Nga tìm cách giúp đỡ hay tranh thủ lẫn nhau, hai bên đều không muốn bị đối phương lôi kéo. Hai nước có thể không đồng nhất về mọi mặt, mà họ phát triển quan hệ song phương với mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để bảo đảm lợi ích của chính mình”, theo Tiến sĩ Shen Dingli, học giả về quan hệ quốc tế ở Thượng Hải.

Và theo TS. Dingli, việc Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga thể hiện tình đoàn kết ở Bắc Kinh cho thấy rằng, không nhất thiết phải bước chung một nhịp, họ cùng tiến bước theo nhịp riêng trước sự lo ngại ngày càng tăng của phương Tây.

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp ...

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

Ngày 23/4, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cho ...

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.

CEO Elon Musk đích thân gỡ khó, Tesla có bước tiến quan trọng tại thị trường Trung Quốc

CEO Elon Musk đích thân gỡ khó, Tesla có bước tiến quan trọng tại thị trường Trung Quốc

Tesla đã xóa bỏ được một số rào cản pháp lý quan trọng từ lâu cản trở hãng tung ra phần mềm xe tự lái ...

Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'

Ngày 15/5, Quốc hội Estonia đã thông qua đề xuất cho phép sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để chi trả bồi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Chính phủ Iran tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành

Các vấn đề của ngành năng lượng Iran ngày càng trầm trọng hơn do trữ lượng khí đốt cạn kiệt.
Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool: The Kop thắng không dễ dàng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool: The Kop thắng không dễ dàng

Nhận định trận đấu Tottenham vs Liverpool tại vòng 17 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 22/12.
Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea: The Blues tiếp đà thăng hoa

Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea: The Blues tiếp đà thăng hoa

Nhận định trận đấu Everton vs Chelsea tại vòng 17 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 22/12.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động