Hợp tác vì tăng trưởng và liên kết của châu Á - Thái Bình Dương

Năm 2016 khép lại với các hoạt động khởi động cho Năm APEC 2017, thống nhất được chủ đề và các hướng ưu tiên, Việt Nam mong muốn góp phần vào nỗ lực chung khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới cho APEC.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương thảo luận về hòa bình
hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong Về chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương của Thủ tướng Nhật

Nguyễn Minh Vũ - Vụ trưởng, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017

Yếu tố then chốt ghi dấu ấn cho Năm APEC

Có thể nói, chủ đề và các ưu tiên là yếu tố then chốt để ghi dấu ấn một năm APEC. Chủ đề là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối toàn bộ gần 200 hoạt động APEC, bao gồm các cuộc gặp của Lãnh đạo các nền kinh tế, các Bộ trưởng, các cuộc họp của khoảng 50 cơ chế hợp tác. Chủ đề của năm cũng tạo sự cộng hưởng giữa các cơ chế hợp tác APEC của học giả, doanh nghiệp và chính phủ cùng hướng tới một mục tiêu chung. Thông qua chủ đề và các ưu tiên, nền kinh tế chủ nhà có thể đóng góp chủ động, tham gia định hình hướng hợp tác APEC trong năm, phát huy vai trò dẫn dắt, điều phối của cơ chế hợp tác quan trọng này.

hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong
Nguyễn Minh Vũ - Vụ trưởng, Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 ( đầu tiên từ phải sang)

Ngay từ khi Ủy ban Quốc gia APEC 2017 được thành lập tháng 7/2015, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban, đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan tập trung xây dựng chủ đề và các ưu tiên, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác nghiên cứu được triển khai từng bước với sự tham gia của đông đảo các viện nghiên cứu, các học giả có uy tín của Việt Nam về hội nhập quốc tế và châu Á - Thái Bình Dương. Công tác tham vấn các thành viên, Ban Thư ký APEC quốc tế và các tổ chức quốc tế cũng được xúc tiến tích cực để bảo đảm chủ đề và các ưu tiên sẽ phù hợp với quan tâm của khu vực, đồng thời phản ánh được các quan tâm và lợi ích của Việt Nam.

hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong
Toàn cảnh Hội nghị không chính thức quan chức cấp cao (ISOM) APEC 2017, ngày 9/12/2016 tại Hà Nội.

Thể hiện sinh động mẫu số chung 

Trước hết, có thể khẳng định, chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” là phù hợp với tình hình mới và quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC và chủ nhà Việt Nam.

Chủ đề được đề xuất trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng thấp trong thời gian dài kể từ sau khủng hoảng tài chính, kinh tế 2008-2009. Các động lực tăng trưởng truyền thống từ cách mạng công nghiệp, nền sản xuất lớn và thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu tới hạn và giảm tốc. Lần đầu tiên kể từ khi APEC thành lập năm 1989, tăng trưởng thương mại khu vực không còn cao hơn tăng trưởng GDP trong bốn năm liên tiếp từ 2012-2015. Mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những thỏa thuận toàn cầu về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đã tạo nền tảng cho hợp tác, thúc đẩy mô hình phát triển bền vững, bao trùm và công bằng hơn. Trong tình hình đó, tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương là yêu cầu then chốt để bảo đảm vị thế diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực của APEC. Chủ đề cũng bổ trợ cho nỗ lực của các nền kinh tế thành viên, trong đó có Việt Nam, trong nỗ lực tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao hơn.

Bên cạnh những vấn đề trước mắt, chúng ta cũng không quên yếu tố “tương lai” trong xây dựng chủ đề của Năm APEC 2017. Đây là tiền đề để duy trì sự phù hợp và vai trò của APEC, đặc biệt khi thời hạn thực hiện các Mục tiêu Bogor của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2020 đang đến gần. Năm APEC 2017 cần đặt nền móng cho sự khởi đầu mới của APEC, hướng tới một tương lai chung của châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, liên kết và tăng trưởng kinh tế không còn là mục tiêu tự thân, mà cần là tiền đề góp phần vào hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng của các nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân khu vực.

Hướng tới sự phát triển bền vững và bao trùm

Cùng với chủ đề, bốn hướng ưu tiên lớn Việt Nam lựa chọn trên cơ sở tham vấn các nền kinh tế thành viên đều góp phần cụ thể hóa các định hướng lớn nêu trên. 

“Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm” là ưu tiên gắn trực tiếp nhất với chủ đề của năm. Các nhân tố “bền vững” và “bao trùm” nhằm tăng cường đóng góp của APEC đối với việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ đến 2030 cũng như triển khai các chiến lược của APEC về tăng trưởng. Cùng với đó, để khai thác thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng chiều sâu, nhân tố “sáng tạo” cũng được đề cao. Đây cũng là xu thế chung của hợp tác quốc tế và là quan tâm của nhiều thành viên APEC, trong đó có Việt Nam.  

“Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng” là mục tiêu hàng đầu của APEC ngay từ khi thành lập, song năm nay sẽ được tiếp tục thúc đẩy trên một bình diện sâu rộng hơn. Trong bối cảnh tâm lý phản toàn cầu hóa nổi lên tại nhiều nơi, APEC hơn lúc nào hết có trách nhiệm làm sống động hợp tác thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng khu vực và củng cố niềm tin đối với toàn cầu hóa. Là một nền kinh tế đi đầu hội nhập kinh tế của khu vực, Việt Nam cùng các nền kinh tế thành viên sẽ nỗ lực đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu Bogor vào năm 2020, củng cố hệ thống thương mại đa phương, tăng cường kết nối, kết nối các chuỗi cung ứng, tiếp tục thực hiện lộ trình hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP)...

“Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số” được lựa chọn là một ưu tiên nữa của Năm APEC 2017, để khai thác tiềm năng của khoảng 97% lực lượng các doanh nghiệp ở châu Á - Thái Bình Dương. Nền tảng số đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho các MSMEs tham gia và hưởng lợi từ tự do hóa thương mại và đầu tư. Đây là lúc các thành viên APEC cần cùng nhau nỗ lực hơn nữa để tháo gỡ những nút thắt thể chế, nguồn lực, cơ sở hạ tầng..., tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng khởi nghiệp, tận dụng hiệu quả nền tảng công nghệ để tạo những đột phá trong sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường.

Cuối cùng là ưu tiên “Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”. An ninh lương thực là mục tiêu phát triển bền vững thứ hai của LHQ, vừa là quan tâm chung của châu Á - Thái Bình Dương cũng như của các thành viên ASEAN. Gắn “an ninh lương thực” với “nông nghiệp bền vững” và “biến đổi khí hậu” cũng nhằm góp phần thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đối với nước ta, đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng chiến lược khi hơn 70% dân số sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp và là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Trong năm 2017, Việt Nam sẽ cùng các nền kinh tế thành viên APEC cụ thể hóa chủ đề và bốn hướng ưu tiên nêu trên. Các Bộ, cơ quan, doanh nghiệp và giới học giả của nước ta đang chủ động vào cuộc, đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến để triển khai các ưu tiên, mở ra giai đoạn hợp tác mới thực chất, hiệu quả và thiết thực hơn cho APEC vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng cho mọi người dân, cộng đồng doanh nghiệp và từng nền kinh tế.

hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dự lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam

Tại buổi lễ, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ mong muốn tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.

hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong Xử lý ngay vướng mắc, tạo mọi thuận lợi cho phát triển du lịch

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi thuận lợi ...

hop tac vi tang truong va lien ket cua chau a thai binh duong Mẫu nào sẽ được chọn làm logo của APEC 2017?

Mẫu biểu trưng đoạt giải Nhất sẽ được sử dụng làm logo chính thức của Năm APEC 2017 và trong tất cả các hoạt động ...

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, 'trend' mua vừa bắt đầu, hãy thắt dây an toàn vì vàng đang lên 3.000 USD

Giá vàng hôm nay 19/4/2024: Giá vàng còn tăng, xu hướng mua mới chỉ bắt đầu, hãy 'thắt dây an toàn' vì vàng đang lên 3.000 USD. Đây là lý do...
WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB cam kết 250 triệu người dân châu Phi được sử dụng điện vào năm 2030

WB ước tính, có khoảng 600 triệu người ở châu Phi hiện không được tiếp cận với nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng.
Lo gặp 'nguy hiểm', Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận với toan tính mới

Lo gặp 'nguy hiểm', Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận với toan tính mới

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét áp mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu của Trung Quốc.
WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

WB và IMF công bố dự báo tăng trưởng, Bolivia hoài nghi

Bộ trưởng Kinh tế Bolivia khẳng định, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng cao hơn ước tính của IMF và WB.
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động