Nông sản xuất khẩu từ Ukraine đối mặt với áp lực mới từ Hungary. (Nguồn: AFP) |
Động thái nói trên được cho là nhằm bảo vệ nông dân Hungary trước những biến động của thị trường do hàng nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine hơn gây ra.
Bộ trưởng Nagy đánh giá, quyết định của Liên minh châu Âu (EU) năm 2022 cho phép nhập khẩu miễn thuế từ Kiev đã dẫn đến “tình trạng dư cung nghiêm trọng và giá thấp đáng kể” trên thị trường nông sản châu Âu.
Ông cáo buộc EU và Ủy ban châu Âu (EC) đã không bảo vệ nông dân châu Âu - những người không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu rẻ hơn.
Tin liên quan |
EU bất ngờ giáng 'đòn hiểm', Ba Lan nêu quan điểm riêng, Ukraine bất bình nói 'vô căn cứ' |
"Budapest sẽ thông qua các biện pháp bảo vệ bổ sung trong thẩm quyền quốc gia của mình”, Bộ trưởng Nông nghiệp Hungary nhấn mạnh.
Hungary có mối quan hệ căng thẳng với nước láng giềng Ukraine và là một trong những quốc gia EU ít hỗ trợ nhất cho Kiev.
Ngay sau khi bùng phát chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine hồi tháng 2/2022, Budapest tuyên bố không cung cấp vũ khí cho Kiev hoặc cho phép vận chuyển vũ khí qua biên giới phía Đông.
Đất nước nhiều lần lên tiếng chống lại các biện pháp trừng phạt đối với Moscow và đe dọa ngăn chặn chính sách hỗ trợ tài chính của khối 27 thành viên cho Kiev.
Trong cuộc họp mới nhất vào ngày 8/4, các quốc gia EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã nhất trí thắt chặt hơn nữa đối với nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Ukraine.
Cụ thể, thỏa thuận sẽ gia hạn miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa nông nghiệp Kiev nhưng lại đặt giới hạn nhập khẩu gia cầm, trứng, đường, ngô, ngũ cốc và mật ong từ Ukraine, dựa trên mức trung bình nhập khẩu trong giai đoạn từ giữa năm 2021 đến cuối năm 2023.
| EU bất ngờ giáng 'đòn hiểm', Ba Lan nêu quan điểm riêng, Ukraine bất bình nói 'vô căn cứ' Khi nhìn về viễn cảnh sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nông dân Ukraine trông chờ vào tương lai trở thành thành ... |
| PGS. TS. Trần Đình Thiên: Việt Nam đang dần ổn định kinh tế vĩ mô Sáng 11/4, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối ... |
| ADB: Kinh tế Việt Nam 'vừa lạc quan vừa thận trọng', đầu tư công là động lực tăng trưởng chính Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, đầu tư công ... |
| Trung Quốc: Vẫn là ‘điểm tựa’ về triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á; chỉ số niềm tin FDI thăng hạng Trong báo cáo triển vọng phát triển châu Á công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, tăng trưởng của ... |
| Tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp từ năng lượng xanh Chiều 11/4, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) thuộc Trường ... |