Hungary có kế hoạch mua khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan. (Nguồn: AFP) |
Phát biểu với các phóng viên ở Ankara, ông Szijjarto nói: "Nếu không có hoạt động quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ không có nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho Hungary.... Chúng tôi cũng tin tưởng vai trò quá cảnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn tiếp theo.
Trước hết, do thực tế là thỏa thuận đang được ký kết với Azerbaijan về việc mua khí đốt của nước này. Chúng tôi sẽ chỉ có thể vận chuyển khí đốt của Azerbaijan đến Hungary, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tạo cơ hội vận chuyển".
Ngoại trưởng Hungary cho hay, nước này đang đàm phán với công ty năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ - Botas - để mua "khí đốt, khí hóa lỏng hoặc các năng lượng khác".
Cùng ngày, nhật báo Kommersant dẫn các nguồn thạo tin cho biết, sản lượng khí đốt của Nga trong quý đầu năm 2023 đạt 180 tỷ m³, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nguồn tin, trong tháng 3/2023, sản lượng khí đốt của Nga giảm 10% xuống còn 61 tỷ m³. Sản lượng của gã khổng lồ khí đốt Nga Gazprom, chiếm khoảng 15% trữ lượng khí đốt toàn cầu, giảm gần 18% trong quý 1/2023.
The New York Times đánh giá, Nga thời gian qua đã làm tốt một cách đáng ngạc nhiên trong việc nắm giữ thị phần của mình trên thị trường dầu mỏ bất chấp các lệnh cấm vận của phương Tây.
Tuy nhiên, câu chuyện với khí đốt khó khăn hơn vì phần lớn mặt hàng này của Nga được xuất khẩu bằng đường ống. Do tranh cãi với các nước châu Âu xung quanh vấn đề thanh toán từ năm ngoái, Moscow đã quyết định cắt giảm nguồn cung khí đốt cho một loạt quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Trong bối cảnh khối lượng xuất khẩu và giá khí đốt giảm, Nga được cho là đang thúc đẩy các dự án đường ống khí đốt khác để bù đắp nguồn thu. Moscow hiện đang chuẩn bị xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc, bên cạnh tuyến ống Power of Siberia đang vận hành hiệu quả.
Bên cạnh đó, theo hãng tin Izvestia, một nỗ lực khác cũng đang được tiến hành để biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm trung chuyển khí đốt mới của Nga.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan năm ngoái từng tuyên bố, nước này sẽ tạo ra trung tâm quốc tế để chuyển khí đốt của Nga sang một số quốc gia châu Âu.
Hiện có một tuyến dẫn khí nối từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ là TurkStream, đi qua biển Đen và đến vùng Đông Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ, có công suất 31,5 tỷ m³/năm. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, TurkStream còn cung cấp năng lượng cho số ít quốc gia châu Âu như Serbia, Hungary, những nước được Nga coi là "thân thiện".
Ngoài ra, nhà chức trách Nga đang thúc đẩy các ngành công nghiệp sử dụng khí đốt trong nước, bao gồm tăng mức khí hóa trong lĩnh vực vận tải lên 82,9% vào năm 2030 cũng như xây dựng 94 nhà LNG quy mô nhỏ trước năm 2035.
| Ngày 20/4, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phân phối khí đốt tự nhiên khai thác từ Biển Đen, một phần trong dự án quan trọng ... |
| Đức xúc tiến mở trạm khí LNG kết nối với đường ống Dòng chảy phương Bắc Chính phủ Đức đang có kế hoạch mở một trạm khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) kết nối với cơ sở hạ tầng của ... |
| Vụ nổ đường ống Nord Stream: Lý do danh tính thủ phạm không thể tiết lộ, châu Âu có động thái mới “Chúng tôi biết rằng, cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của chúng tôi đang bị đe dọa”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu ... |
| Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Eni của Italy, Claudio Descalzi, cho biết ông không thấy có bất kỳ “cú sốc lớn” nào ... |
| Phát hiện mỏ dầu cực lớn, Thổ Nhĩ Kỳ tự tin không cần nguồn cung cấp năng lượng từ bên ngoài Ngày 2/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, nước này đã phát hiện một mỏ dầu mới có thể giúp Ankara ... |