Hướng tới Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công

Hà Phương
TGVN. Chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa, Việt Nam sẽ chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Đây là dịp Ủy ban quốc gia (UBQG) ASEAN 2020 rà soát, đánh giá toàn diện sự chuẩn bị, định hướng các nội dung, công việc cần triển khai...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong Khẩn trương chuẩn bị cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020
huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong Đầu tư thích đáng về nhân lực và nguồn lực cho năm Chủ tịch ASEAN 2020
huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong
Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020. (Ảnh TGVN)

Phát biểu chỉ đạo trong lễ ra mắt UBQG ASEAN 2020 tháng 12/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, việc Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa quan trọng, vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 2020 cũng là một năm có nhiều dấu mốc lớn đối với cả Việt Nam và ASEAN.

Theo Thủ tướng, Việt Nam luôn xác định ASEAN là ưu tiên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong ngoại giao đa phương. Đó cũng chính là tinh thần Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương trong hơn 10 năm tới.

huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong
Đại sứ Na Uy tại ASEAN Morten Hoglund.

“Việt Nam là nền kinh tế năng động và cởi mở trong ASEAN. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, và mới đây nhất là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Tôi tin rằng Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm để dẫn dắt ASEAN và trở thành tấm gương cho các nước khác. Tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ là một Chủ tịch ASEAN chuyên nghiệp, tận tâm và nhiều khát vọng”.

“Tôi mong rằng chúng ta sẽ cùng nỗ lực hành động để tổ chức Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công toàn diện với 3 thành công: (1) thành công về nội dung; (2) thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân và (3) thành công về quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, đất nước, con người Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Khẩn trương trong công tác chuẩn bị

UBQG ASEAN 2020 do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch trong thời gian qua đã và đang nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, phối hợp giữa các bộ, cơ quan, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Trong phiên họp lần 3 của UBQG diễn ra đầu tháng 7 vừa qua, Ủy ban đã rà soát, đánh giá toàn diện các đầu việc cần triển khai từ phiên họp lần thứ 2 của Ủy ban (tháng 3/2019), đồng thời thảo luận và định hướng nhiều nội dung, công việc cần triển khai thời gian tới.

Các tiểu ban đã báo cáo và thảo luận cụ thể việc xây dựng và triển khai các đề án chi tiết về nội dung, lễ tân, tuyên truyền-văn hóa, vật chất-hậu cần, an ninh-y tế; xây dựng lịch, địa điểm, kế hoạch tổ chức và điều hành các hội nghị, hoạt động lớn trong năm Chủ tịch ASEAN 2020; đề xuất nội hàm cho các sáng kiến cụ thể trên cơ sở định hướng, trọng tâm ưu tiên của năm Chủ tịch ASEAN 2020; cho ý kiến về đề cử logo chính cho năm Chủ tịch ASEAN 2020; thiết kế bộ nhận diện và xây dựng trang thông tin điện tử của năm Chủ tịch ASEAN 2020; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về năm Chủ tịch ASEAN 2020 và đất nước con người Việt Nam.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lưu ý cần tiếp tục khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới, đặc biệt là tham vấn, vận động các nước về chủ đề, trọng tâm ưu tiên của năm Chủ tịch ASEAN, thời gian dự kiến tổ chức các hội nghị lớn trong năm 2020, nhất là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao với các đối tác.

Phó Thủ tướng nhất trí với các đề xuất về phương hướng triển khai công việc từ nay tới phiên họp thứ tư của Ủy ban (dự kiến trong tháng 9 tới); thông qua lịch tổ chức một số hoạt động chính của năm Chủ tịch ASEAN 2020; đồng ý với đề cử mẫu logo chính thức cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Tiểu ban Tuyên truyền-Văn hóa, và yêu cầu sớm xây dựng bộ nhận diện để giới thiệu tới các nước nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 52 và các hội nghị liên quan (Thái Lan, 8/2019).

huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong
Trưởng đại diện Văn phòng Quỹ KAS tại Việt Nam Peter Girke

“Năm 2020 sẽ là năm rất bận rộn với Việt Nam, không chỉ vì Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN. ASEAN đã tuyên bố nhiệm vụ nhấn mạnh vào xây dựng bản sắc và vai trò trung tâm của khối, điều đó hướng đến việc xây dựng một trụ cột nữa là trụ cột con người, nhấn mạnh vào người dân làm trung tâm. Việt Nam đã cho thấy vai trò rất xuất sắc trong việc xây dựng cộng đồng tại chính quốc gia này. Những kinh nghiệm của Việt Nam chắc chắn sẽ có lợi cho ASEAN khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch của khối. Việt Nam rõ ràng là một thành viên chủ động, tích cực trong các hoạt động hội nhập khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam đang rất cởi mở trong học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ cũng như thực tiễn của khu vực trên thế giới”.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tiểu ban, Bộ, ngành sớm hoàn thiện các đề án chi tiết, kế hoạch triển khai, và dự toán ngân sách cho các hoạt động trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 đúng quy định và tiến độ.

Trách nhiệm lớn, cơ hội lớn

Ngay từ khi trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, Việt Nam đã luôn là thành viên tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong thúc đẩy hợp tác ASEAN. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban, minh họa rõ nét nhất về sự tham gia tích cực của Việt Nam là Việt Nam luôn nằm trong nhóm các nước thành viên có tỷ lệ thực thi cao nhất các Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Có thể nhóm các cơ hội để Việt Nam phát huy vai trò và đóng góp cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN thành hai nhóm: một là các cơ hội theo cơ chế luân phiên của ASEAN như Nhiệm kỳ nước Điều phối quan hệ ASEAN với một đối tác; hai là các cơ hội do Việt Nam chủ động đề xuất và được ASEAN thống nhất.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, đối với nhóm một, Việt Nam đã có Năm Chủ tịch ASEAN 2010 thành công trong tất cả các lĩnh vực, được các nước thành viên và đối tác đánh giá cao; các nhiệm kỳ điều phối quan hệ đối tác thành công với các đối tác lớn và quan trọng của ASEAN như Trung Quốc, EU, Ấn Độ và vừa nhận vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2018-2021 với nhiều kỳ vọng.

Đối với nhóm hai, Việt Nam đã chủ động đi đầu trong các nội dung có lợi thế và kinh nghiệm như hợp tác viễn thông, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển… Trong hợp tác kinh tế, Việt Nam chủ động nhận vị trí Chủ tọa Nhóm Đầu tư trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hay Chủ tọa Nhóm Dịch vụ trong đàm phán FTA ASEAN-Nhật Bản và đang thể hiện tốt vị trị của mình.

Đánh giá về vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Việt Nam vừa có trách nhiệm vừa có cơ hội. Việt Nam phải nỗ lực để duy trì được đà tiến triển của ASEAN. Những gì ASEAN đã đạt được, Việt Nam cần phát huy, thúc đẩy để xây dựng Cộng đồng vững mạnh hơn. Đồng thời, Việt Nam phải dẫn dắt để ASEAN không những vững mạnh về mặt nội bộ, mà còn phải tăng thêm uy tín, vai trò ở khu vực cũng như đóng góp vào tiến trình, sự quan tâm của toàn cầu.

Đây là cơ hội của Việt Nam trong việc thể hiện vai trò chủ nhà, là phép thử cho sự trưởng thành; là cơ hội rất tốt để phát huy khả năng của Việt Nam trong việc dẫn dắt Cộng đồng ASEAN, quảng bá đất nước để khu vực và thế giới hiểu hơn về Việt Nam.

“Tôi hy vọng rằng, ASEAN và tham gia hợp tác ASEAN sẽ ngày càng nhận được sự quan tâm và chung sức của cả người dân, doanh nghiệp và địa phương, để sắp tới chúng ta có thể làm tốt những trọng trách được giao phó”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.

Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 được thành lập tháng 12/2018 do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch. Ba Phó Chủ tịch gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, cùng 25 thành viên là lãnh đạo các bộ, cơ quan tham gia hợp tác ASEAN.

Trực thuộc Ủy ban Quốc gia có 5 tiểu ban gồm: Nội dung, Lễ tân, Vật chất - Hậu cần, Tuyên truyền - Văn hóa, An ninh - Y tế và Ban Thư ký ASEAN quốc gia 2020.

huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020: Chuyên nghiệp, tận tâm và nhiều khát vọng

“Tôi tin rằng Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm để dẫn dắt ASEAN và trở thành tấm gương cho các nước khác”, Đại sứ ...

huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong

Trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Bên lề Lễ ra mắt và Phiên họp thứ Nhất của Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 diễn ra ngày 24/12, tại Hà Nội, Thứ ...

huong toi nam chu tich asean 2020 thanh cong

Kiện toàn bộ máy Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020

Chiều 24/12, tại Hà Nội, sau Lễ ra mắt, Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 đã họp Phiên đầu tiên, dưới sự điều hành của ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động