Nhỏ Bình thường Lớn

Huyện Tiền Hải (Thái Bình): Nỗ lưc tạo bước đột phá vươn lên mạnh mẽ

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã và đang tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá để vươn lên mạnh mẽ.
Khu công nghiệp Tiền Hải. (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp)
Khu công nghiệp Tiền Hải. (Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp)

Tiền Hải có diện tích tự nhiên 225,6 km2, dân số xấp xỉ 240 nghìn người, được thiên nhiên ưu đãi với 23 km bờ biển, có đường quốc lộ 37B và 05 tuyến đường tỉnh dài 49,3 km chạy qua địa bàn… Huyện sở hữu khu khí mỏ từ xa xưa - cái nôi của ngành Dầu khí Việt Nam, nên kinh tế huyện rất đa dạng, phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch, khai thác kinh tế biển…

Những năm gần đây, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Binh) có bước phát triển kinh tế - xã hội tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13,49%/năm. Nhiệm kỳ 2020-2025, Tiền Hải xuất hiện nhiều yếu yếu tố mới thuận lợi là đòn bẩy giúp huyện bứt phá.

Công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng của tỉnh Thái Bình cũng như vùng duyên hải Bắc bộ đã mở ra cho Tiền Hải nhiều cơ hội cùng các dự án lớn được tỉnh triển khai đầu tư xây dựng như: Dự án Khu kinh tế ven biển của tỉnh Thái Bình (có 15 xã nằm trong Khu kinh tế) quy mô 5 Khu công nghiệp (KCN), các khu thương mại, dịch vụ, khu đô thị và các khu chức năng; Dự án tuyến đường bộ ven biển và các tuyến đường kết nối Khu kinh tế với các vùng phụ cận.

Tiền Hải được tỉnh lựa chọn là địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm, cũng là huyện đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, huyện đã xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế đồng bộ, sẵn sàng tiếp thu, chào đón các dự án đầu tư.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tỷ trọng ngành công nghiệp được đẩy lên cao, phấn đấu đạt trên 60%, huyện cũng mạnh dạn đưa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian tới đạt 15%/năm trở lên

Theo đó, huyện tập trung cao độ công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nhà nước; xúc tiến đầu tư theo hướng trọng tâm; rà soát, chủ động, tích cực phối hợp cùng các Sở, ban, ngành của tỉnh, các chủ đầu tư đẩy nhanh quá trình thực hiện hoàn thiện các quy hoạch tạo cơ sở pháp lý làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương như: Quy hoạch chung Khu Kinh tế Thái Bình, các phân khu chức năng trong khu kinh tế: Khu du lịch sinh thái sân gofl Cồn Vành, Cồn Thủ, Khu Cảng Ba lạt, Khu Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, KCN đô thị dịch vụ Hải Long…; quy hoạch vùng huyện, thị trấn Tiền Hải và vùng phụ cận; điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cắt băng khánh thành Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải. (Nguồn: Báo Thái Bình)
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thái Bình cắt băng khánh thành Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải. (Nguồn: Báo Thái Bình)

Năm 2023, tình hình kinh tế -xã hội của huyện tiếp tục đạt được những tiến bộ đáng kể.

Cụ thể: tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 5.419,6 tỷ đồng, tăng 2,62% so vớinăm 2022, trong đó: trồng trọt tăng 0,81%, chăn nuôi tăng 3,52%, thủy sản tăng 3,21%. Xếp thứ 1/8 huyện, thành phố. Chăn nuôi phát triển ổn định. Toàn huyện có 23 trang trại quy mô vừa và lớn và 1 hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp.

Tổng đàn trâu, bò ước đạt: 6.127 con tăng 0,6% so với cùng kỳ; Tổng đàn lợn: 54.843 con, tăng 1,7%; Tổng đàn gia cầm: 1,5 triệu con, tăng 0,6%. Công tác tiêm phòng vaccine, giám sát, kiểm soát dịch bệnh được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định. Tổng diện tích nuôi trồng đạt 5.142ha (tăng 48ha so với năm 2022). Tổng sản lượng thuỷ hải sản đạt 96.711 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 69.607 tấn, tăng 3,5%; sản lượng khai thác đạt 27.158 tấn, tăng 3,0%. Đã xây dựng thành công một số mô hình sản xuất đặc trưng của huyện như: nuôi ốc hương, hàu sữa…

Giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt 2.742,8 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm và tăng 3,21% so với cùng kỳ. Quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đến nay đã có 2 xã (Tây Giang, Vân Trường) được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 4 xã (Tây Ninh, Tây Lương, Vũ Lăng, Đông Lâm) đã thẩm định xong các tiêuchí, đang hoàn thiện hồ sơ, chờ quyết định công nhận của UBND tỉnh, 03 xã (An Ninh, Nam Cường, Đông Hoàng) đang hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh thẩm định vào tháng 12/2023; Ủy ban nhân dân huyện đã báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy, trình HĐND huyện thông qua cơ chế hỗ trợ các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; cơ chế hỗ trợ kinh phí tư vấn phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025.

Chương trình xây dựng hệ thống đèn điện "Thắp sáng đường quê” được quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến nay toàn huyện đã hoàn thành 788,4/903,3km, đạt 87,2%. Tổng số sản phẩm OCOP được công nhận trên địa bàn huyện là 28 sản phẩm (trong đó có 06 sản phẩm đạt 4 sao, 22 sản phẩm đạt 3 sao), tăng 16 sản phẩm so với năm 2022, dự kiến trong tháng 12/2023 sẽ thẩm định thêm 06 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm được công nhận lên 34 sản phẩm.

Công tác thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai được thực hiện tích cực; Chỉ đạo triển khai khắc phục các vi phạm hành lang đê điều, các công trình thủy lợi; Các địa phương đã chủ động, tích cực chuẩn bị các loại vật tư, phương tiện, lực lượng phục vụ phòng chống lụt bão theo nguyên tắc "4 tại chỗ". Chủ động, kịp thời xử lý sạt lở chân đê số 6 thuộc địa phận xã Đông Minh. Đã chỉ đạo điều tiết nước hợp lý khi có hiện tượng mưa lớn kéo dài, không để ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân....

Biển Đồng Châu, Tiền Hải. (Nguồn: Con số sự kiện)
Biển Đồng Châu, Tiền Hải. (Nguồn: Con số sự kiện)

Quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ

Dự báo năm 2024 tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024 đòi hỏi các cấp, các ngành phải rà soát các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra; đồng thời có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chương trình làm việc của cấp ủy, các chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 trong đó tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội theo 5 giải pháp trọng tâm, 3 đột phá phát triển mà Nghị quyết Đại hộiĐảng bộ huyện lần thứ XXVIII đã đề ra, trong đó cần tập trung đẩy nhanh tiến độ GPMB, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư vào Khu kinh tế.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; giữ vững an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Huyện phấn đấu tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh năm 2010) tăng 11% trở lên so với năm 2023. Trong đó: Nông - Lâm - Thủy sản, tăng 2,4% trở lên; Công nghiệp – Xây dựng tăng 14,9% trở lên (trong đó Công nghiệp tăng 15,7% trở lên, Xây dựng tăng 11,4% trở lên); Thương mại - Dịch vụ, tăng 7,3% trở lên.

Phấn đấu có thêm 4 xã trở lên đạt nông thôn mới nâng cao; rà soát đăng ký nông thôn mới kiểu mẫu cho 2 xã. Phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP trở lên. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt trên 69,8 triệu đồng/người/năm.

Song song với đó, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng phấn đấu duy trì và giảm còn dưới 8,0%. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 93% trở lên. Có thêm từ 2 trường học trở lên đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 93,5% trở lên. Xây dựng chính quyền vững mạnh đạt 80% trở lên.

Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1,5%, hộ cận nghèo giảm còn dưới 1,6%. Phấn đấu xếp hạng chỉ số DDCI của huyện từ 4/8 trở lên. Hoàn thành chỉ tiêu tuyển, chọn, gọi công dân nhập ngũ. Duy trì, đảm bảo tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

Trên nền tảng đã có, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, tranh thủ mọi cơ hội, thời gian tới, tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiền Hải sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa, xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững.

Dồn lực phát huy tiềm năng, đưa Mộc Châu vươn lên tầm cao mới

Dồn lực phát huy tiềm năng, đưa Mộc Châu vươn lên tầm cao mới

Mộc Châu (Sơn La) là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi ...

Thành phố Sơn La nỗ lực vươn tầm cao mới, trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh

Thành phố Sơn La nỗ lực vươn tầm cao mới, trở thành vùng động lực phát triển của tỉnh

Bằng sự quan tâm của tỉnh, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền nhà nhân dân các dân tộc, thành phố Sơn La phát triển ...

Phù Yên nỗ lực trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La

Phù Yên nỗ lực trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Sơn La

Phù Yên là huyện phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, cách thủ đô Hà Nội hơn 160km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ ...

Những bước đột phá để Bắc Ninh tăng tốc

Những bước đột phá để Bắc Ninh tăng tốc

Với sự năng động, quyết tâm cao của hệ thống chính trị, nỗ lực đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp ...

Lào Cai tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế vùng biên

Lào Cai tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế vùng biên

Tận dụng lợi thế về du lịch, công nghiệp và kinh tế cửa khẩu, Lào Cai đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, ...

Tin cũ hơn