inh tếTIN LIÊN QUAN | |
2016 - Năm đầy biến động đối với thị trường tiền tệ | |
Ban lãnh đạo IMF "hoàn toàn tin tưởng" Tổng giám đốc Lagarde |
Trong báo cáo "Triển vọng Kinh tế toàn cầu," IMF dự báo nền kinh tế thế giới trong năm nay đạt mức tăng trưởng 3,4% và sẽ đạt 3,6% trong năm 2018, không thay đổi so với dự báo được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 10 năm ngoái.
Ảnh minh họa. (Nguồn: businessoxygen) |
Báo cáo của IMF cũng nhận định, tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển lớn như Ấn Độ, Brazil và Mexico đang đối mặt với tình trạng giảm tốc. Thể chế tài chính này đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ xuống còn 7,2% trong năm nay, giảm 0,4% so với báo cáo trước đó, song giữ nguyên mức dự báo 7,7% trong năm 2018.
Nền kinh tế Mexico cũng được dự báo lần lượt đạt 1,7% và 2% trong năm 2017 và 2018. Báo cáo cũng hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin là Brazil xuống còn 0,2% trong năm nay, trước khi tăng trở lại 1,5% trong năm tới.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một điểm sáng trong số các nền kinh tế mới nổi khi IMF đã điều chỉnh nâng dự báo về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm nay lên 6,5%, tăng 0,3% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 10/2016.
Bên cạnh đó, IMF cũng cảnh báo về gánh nợ ngày càng lớn của cường quốc này làm gia tăng rủi ro về nguy cơ giảm tốc mạnh hơn của nền kinh tế.
Đồng thời IMF nhận định trong những năm tới, các nền kinh tế phát triển lại có triển vọng tăng trưởng khả quan hơn. Nền kinh tế Nhật Bản đạt tăng trưởng 0,8% trong năm nay, tăng 0,2% so với báo cáo trước đó, và đạt 0,5% trong năm 2018. Mỹ, nền kinh tế đầu tàu thế giới, cũng được nâng dự báo tăng trưởng lên lần lượt 2,3% và 2,5% trong năm nay và năm tới.
Tuy nhiên, IMF cũng bày tỏ quan ngại về những bất ổn xuất phát từ sự điều chỉnh chính sách của chính quyền mới sắp tới tại Mỹ. Theo đó, IMF cảnh báo việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng cường các hạn chế đối với thương mại toàn cầu và người nhập cư có thể gây tổn hại đến năng suất lao động và thu nhập, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Đối với Khu vực Đồng tiền chung châu Âu, IMF dự báo mức tăng trưởng 1,6% trong năm nay và năm tới, tăng 0,1% so với dự báo trước.
Báo cáo của IMF cũng nhận định việc các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhất trí cắt giảm sản lượng "vàng đen" đã khiến giá dầu phục hồi, qua đó tác động tích cực đến các nước xuất khẩu hàng hóa, trong đó có Nga.
Tuy nhiên, IMF vẫn giữ nguyên dự báo đối với nền kinh tế Nga với mức tăng trưởng lần lượt đạt 1,1% và 1,2% trong năm 2017 và 2018.
Trước đó gần một tuần, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo nhận định kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi khiêm tốn trong những năm sắp tới trong bối cảnh giá dầu và hàng hóa thế giới đang dần hồi phục, cũng như tình hình kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được cải thiện.
Theo đó, WB dự báo nền kinh tế thế giới trong năm nay đạt tăng trưởng 2,7%, cao hơn mức 2,3% trong năm 2016, và sẽ đạt 2,9% trong năm tới.
Bóng đen bao phủ cuộc họp mùa Thu của WB và IMF Từ 7-9/10, tại thủ đô Washington (Mỹ) sẽ diễn ra Hội nghị thường niên mùa Thu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền ... |
IMF hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latin Trong báo cáo ngày 4/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế Mỹ Latin sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 0,6% trong năm nay, ... |
IMF chính thức đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế Ngày 30/9 đã ghi "dấu mốc lịch sử" đối với Trung Quốc, IMF và cả hệ thống tiền tệ quốc tế. |