IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023. (Nguồn: Viện Brookings) |
IMF dự đoán, mức tăng trưởng toàn cầu là 2,8% vào năm 2023, giảm nhẹ so với ước tính trước đó vào tháng Một (-0,1 điểm phần trăm).
Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas giải thích: “Chúng ta đang đối mặt với một nền kinh tế tiếp tục phục hồi sau nhiều cú sốc khác nhau trong những năm gần đây, đặc biệt là đại dịch và cả xung đột tại Ukraine".
Tuy nhiên, tình hình có thể đen tối hơn nếu không có tác động của việc mở cửa trở lại ở Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ, vốn "sẽ đóng góp một nửa vào tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023".
Đối với hầu hết các quốc gia, việc trở lại bình thường vẫn chưa xuất hiện. Đặc biệt, lạm phát sẽ vẫn ở mức cao vào năm 2023, khoảng 7% trên toàn thế giới, chủ yếu do lạm phát cơ bản - không bao gồm giá lương thực và năng lượng, vốn có nhiều biến động - vẫn bị định hướng sai.
Thêm vào đó là những biến động gần đây trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là ở Mỹ, sau sự phá sản của 2 ngân hàng khu vực, và ở Thụy Sỹ, với việc UBS mua lại Credit Suisse trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất để chống lại lạm phát.
Ông Gourinchas cho biết thêm: "Rủi ro một lần nữa đè nặng lên tăng trưởng, phần lớn là do tình trạng bất ổn tài chính trong những tuần gần đây".
Trong bối cảnh đó, IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2023 lên 1,6% (+0,2 điểm phần trăm), cũng như vào năm 2024 lên 1,1% (+0,1 điểm phần trăm). Tăng trưởng kinh tế Pháp ở mức 0,7% và giảm nhẹ vào năm 2024, ở mức 1,3% (-0,3 điểm phần trăm).
Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) có thể hoạt động tốt hơn dự kiến ban đầu (+0,1 điểm phần trăm) vào năm 2023, ở mức 0,8%, nhờ tác động của tăng trưởng cao hơn ở Tây Ban Nha và Italy.
Ngoài ra, tăng trưởng của Trung Quốc một lần nữa sẽ đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023, ở mức 5,2%, nhưng sẽ chậm lại từ năm 2024, xuống còn 4,5%.
Cũng theo IMF, xung đột leo thang ở Ukraine có thể gây ra một đợt khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu và làm tăng rủi ro an ninh lương thực ở các quốc gia thu nhập thấp.
Báo cáo của quỹ này cho hay: "Sự leo thang chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, hiện đã bước sang năm thứ hai, có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mới ở châu Âu và làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở các nước thu nhập thấp".
IMF cũng lưu ý, mặc dù nguy cơ khủng hoảng khí đốt ở châu Âu vào mùa Đông 2022-2023 đã được ngăn chặn nhờ hoạt động nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nhu cầu thấp hơn vì thời tiết ôn hòa, song trong tương lai vẫn tồn tại nguy cơ giá cả tăng đáng kể.
Đặc biệt, giá lương thực tăng do khả năng không thể gia hạn thỏa thuận ngũ cốc sẽ làm tăng gánh nặng cho các nhà nhập khẩu, nhất là những người có khả năng tài chính hạn chế.
IMF cảnh báo: "Trong bối cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng lên, căng thẳng xã hội có thể gia tăng".
| Hơn 15 tỷ USD từ IMF sắp 'bay' đến Ukraine? Mỹ phản ứng ra sao? Ngày 21/3, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết đã đạt được thỏa thuận cấp nhân viên với Ukraine về một gói hỗ trợ ... |
| IMF có cái nhìn không mấy lạc quan về triển vọng kinh tế toàn cầu Ngày 26/3, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva bày tỏ lo ngại khi sự ổn định tài chính toàn cầu ... |
| IMF 'khen' Ukraine hoạch định chính sách kinh tế khéo léo, thông qua khoản vay 15,6 tỷ USD, 'mở' con đường gia nhập EU Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 31/3 thông báo, Ban điều hành của định chế này đã phê duyệt chương trình cho vay 4 ... |
| IMF: Cần tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát thông qua việc tăng lãi suất Ngày 6/4, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục ... |
| Hội nghị mùa Xuân của WB và IMF: Vấn đề phục hồi, tái thiết của Ukraine sẽ lên 'ghế nóng' Hội nghị mùa Xuân năm nay diễn ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao và mối quan ngại gia tăng về "sức khỏe" của ... |