Nhỏ Bình thường Lớn

Indonesia tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS

Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố mong muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia.
Chính phủ Indonesia mới tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS
Tân Ngoại trưởng Sugiono khẳng định, việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại độc lập của nước này. (Nguồn: Reuters)
Tuyên bố trên được Bộ Ngoại giao Indonesia đưa ra vào tối 24/10 khi các nhà lãnh đạo BRICS tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối tại thành phố Kazan (Nga).

Theo tân Ngoại trưởng Indonesia Sugiono, việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại độc lập của nước này.

"Động thái này không có nghĩa là chúng tôi chỉ tham gia một khối nhất định, chúng tôi sẽ tích cực tham gia mọi diễn đàn", ông Sugiono nhấn mạnh.

Indonesia là quốc gia theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết.

Tin liên quan
BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Trước đó, tân Tổng thống Prabowo Subianto, người vừa nhậm chức ngày 20/10, nhiều lần nhấn mạnh rằng, Indonesia sẽ kết bạn với tất cả các quốc gia, dù là Trung Quốc hay Mỹ. Đặc biệt, Jakarta sẽ không tham gia bất kỳ khối quân sự nào.

Theo Ngoại trưởng Sugiono, BRICS phù hợp với các chương trình chính của chính phủ Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực".

Ngoài ra, Indonesia cũng xem nhóm này là "phương tiện" để thúc đẩy lợi ích cho các nước Nam bán cầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho biết có hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù vẫn chưa rõ về việc mở rộng thành viên này sẽ diễn ra như thế nào.

Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nga, Nam Phi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Ông Yohanes Sulaiman, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jenderal Achmad Yani, bày tỏ sự hoài nghi về việc Indonesia gia nhập BRICS bởi những lợi ích Jakarta mong muốn vốn có thể đạt được từ quan hệ song phương, tuy nhiên, theo chuyên gia, điều này cho thấy Indonesia không muốn bị bỏ lại phía sau.

Giáo sư Sulaiman cũng nhận định, động thái của Indonesia không đồng nghĩa với việc chính sách đối ngoại của Tổng thống Prabowo thiên về phía Đông hơn là phía Tây.

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang 'xem xét kỹ'

Đã nhận được đề xuất gia nhập BRICS nhưng Kazakhstan còn đang 'xem xét kỹ'

Ngày 16/10, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Berik Uali cho biết, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã nhận được đề xuất gia nhập ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị BRICS mở rộng tại Nga

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 18/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham ...

Người dân nghèo Indonesia 'vỡ òa' với định hướng mới của Chính phủ, ước mơ không còn xa tầm với

Người dân nghèo Indonesia 'vỡ òa' với định hướng mới của Chính phủ, ước mơ không còn xa tầm với

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu xây dựng 15 triệu ngôi nhà trong nhiệm kỳ 5 năm, có nghĩa mỗi năm sẽ có 3 triệu ...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Việt Nam sẽ tham gia tích cực và đóng góp trách nhiệm tại Hội nghị BRICS mở rộng

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng: Việt Nam sẽ tham gia tích cực và đóng góp trách nhiệm tại Hội nghị BRICS mở rộng

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng 2024 tại Nga, Thứ trưởng ...

(theo Reuters)