TIN LIÊN QUAN | |
Học giả Nhật Bản: ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề Biển Đông | |
Không ngừng theo dõi tình hình Biển Đông, động thái nào của Ấn Độ đáng lưu ý? |
Indonesia đang cùng Malaysia và Việt Nam đóng góp tiếng nói chung trong việc đấu tranh chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn: Pexels) |
Indonesia đã thông qua Đại diện thường trực của nước này tại New York, gửi công hàm ngoại giao cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và các cơ quan liên quan đến vấn đề hàng hải của LHQ, tái khẳng định lập trường của Indonesia bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông theo điều 9D/quyền lịch sử của luật pháp quốc tế.
Indonesia xác nhận, bản đồ Đường chín đoạn hàm ý yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông không có cơ sở pháp lý quốc tế và điều này cũng có nghĩa là đã vi phạm Công ước về Luật Biển quốc tế 1982 (UNCLOS). Là một quốc gia thành viên tại UNCLOS 1982, Indonesia luôn kêu gọi tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Indonesia tuyên bố, Chính phủ Indonesia không ủng hộ các yêu sách trái với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 mà phía Trung Quốc đưa ra. Lập trường nhất quán của Indonesia là bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bình luận về vấn đề trên, giới truyền thông tại Indonesia cho rằng, Biển Đông là một vị trí chiến lược quan trọng, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Khu vực này cũng là nơi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu khí. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang cố gắng tuyên bố hầu hết các khu vực tranh chấp bằng cách tiếp tục mở rộng các tuyên bố "xâm lược" tại các vùng biển này.
Đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra trong yêu sách bao gồm hầu hết các khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bất chấp sự phản đối của nhiều bên, đầu năm 2020, Trung Quốc đã tuyên bố thành lập hai đơn vị hành chính để quản lý các đảo tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Điều này đã bị nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ.
Việc Indonesia gửi công hàm phản đối yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực đang leo thang, đặc biệt là quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, giữa Trung Quốc và một số quốc gia có tranh chấp tại Biển Đông.
Công hàm phản đối Trung Quốc của Indonesia một lần nữa thể hiện thái độ kiên quyết và lập trường nhất quán của quốc gia này đối với yêu sách vô lý của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Indonesia đang cùng Malaysia và Việt Nam đóng góp tiếng nói chung trong việc đấu tranh chống lại tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
| Nguy cơ 'chiến tranh nóng' giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông? TGVN. Không nơi nào tàu chiến, máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc lại “chạm trán” với tần suất nhiều như ở Biển Đông. |
| Việt Nam lên tiếng về hành vi Trung Quốc trồng và thu hoạch rau ở Hoàng Sa TGVN. Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp ... |
| Trung Quốc vẫn còn 'đạn dược' và không gian để ứng phó với biến động kinh tế? TGVN. Các nhà kinh tế gần như không thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 sau khi Trung Quốc công ... |