Internet: Mớ hỗn độn khó tháo gỡ

Khi bức tranh địa chính trị thế giới tiếp tục bị khuấy động bởi các nước lớn, thì Pháp lại đang thể hiện một nỗ lực lớn khi tự nguyện đảm nhận vai trò trung tâm trong việc sửa chữa mớ hỗn độn mang tên Internet.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
internet mo hon don kho thao go Pháp và Facebook hợp tác chống các nội dung kích động trên mạng xã hội
internet mo hon don kho thao go Bé gái thành “ngôi sao Internet” nhờ trang phục Halloween cực ấn tượng

Ngày 12/11 vừa qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có một bài phát biểu gây chú ý tại Diễn đàn Quản trị Internet (Internet Governance Forum-IGF), do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) có trụ sở tại Paris tổ chức. Trong khi IGF đã đi vào hoạt động được một khoảng thời gian, thế nhưng lợi ích nó đem lại gần như không đáng kể.

Đó là lý do vì sao ông Macron đã chuẩn bị một bài phát biểu dài ba trang gồm 20 đoạn ngắn với tham vọng nhằm giúp thế giới tránh một kết cục tồi tệ: cuộc sống của con người không biến thành một cơn ác mộng gây ra bởi các cuộc tấn công trên mạng.

Văn kiện “Paris kêu gọi đảm bảo tin cậy và an toàn trong không gian mạng” được đưa ra tại IGF lần thứ 13, một diễn đàn đa phương do UNESCO tổ chức. Tổng thống Macron hy vọng đưa IGF trở thành một nhóm đoàn kết gồm các quốc gia, các công ty công nghệ chia sẻ một cam kết hợp tác ngăn chặn các hành động ác ý trên mạng như theo dõi trực tuyến, ăn cắp bí mật thương mại, hướng tới xây dựng và củng cố “một không gian mạng mở, an toàn, dễ tiếp cận và yên bình”.

internet mo hon don kho thao go
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Diễn đàn Quản trị Internet (IGF) ngày 12/11. (Nguồn: Getty)

Thập kỷ hỗn loạn

Sáng kiến của Tổng thống Pháp đến vào thời điểm thế giới đang trải qua một thập kỷ hỗn loạn với hàng loạt những vụ tấn công trên mạng diễn ra ngày một nghiêm trọng. Tội phạm mạng không chỉ là những phần tử “hacker” đơn lẻ với động cơ và mục đích cá nhân mà nguy hại gấp bội phần là tổ chức phạm tội với quy mô tổ chức, công ty và đặc biệt là cấp quốc gia.

Trong khi đó, thế giới đang lại chưa tìm ra được một tiếng nói chung, nhất là tình trạng chia rẽ giữa các quốc  gia có tiếng nói và ảnh hưởng lớn, chưa kể đến các tiềm lực mới nổi cũng khiến các cuộc đàm phán về vấn đề này gặp khó khăn.

Phòng, chống tội phạm mạng trở thành một cuộc chiến nóng bỏng trên phạm vi toàn cầu. Tổng thống Pháp Macron khi trình bày sáng kiến tại IGF đã nhấn mạnh, các nước phải cùng nhau hành động, cũng như có thể phối hợp với các đối tác tư nhân, giới nghiên cứu và xã hội dân sự nhằm bảo vệ lợi ích của người dân trên mạng.

Bên cạnh vai trò tích cực to lớn đối với sự phát triển, mạng Internet toàn cầu đang trở thành một “mảnh đất màu mỡ” cho đủ loại tội phạm sinh sôi nảy nở với tác hại khôn lường.  Trên thực tế, Internet dần dần cũng được sử dụng làm vũ khí chiến tranh.

Nhiều quốc gia lớn, trong đó có Pháp, đã đưa không gian mạng vào chiến lược quân sự của nước họ để tránh cho một kịch bản “Trân Châu Cảng thời đại số” xảy ra, ví dụ như cũng hacker tấn công hệ thống giao thông khiến nó trở nên hỗn loạn hay làm trật bánh tàu hỏa. Kể từ khi cho xuất bản Sách Trắng về Quốc phòng và An ninh Quốc gia năm 2013, Paris đã đưa ra luận điểm rằng những cuộc tấn công mạng, nếu được thực hiện bài bản và có mức độ nghiêm trọng cao, sẽ trở thành “một hành động gây chiến tranh thực sự”.

Thành công hay thất bại?

Giữa tình trạng lợi ích của các nước bị phân tán, việc đi đến được một kết luận chung mà tất cả các phe cùng đồng tình không phải là điều dễ dàng. Pháp và UNESCO muốn kêu gọi khởi động lại các cuộc đàm phán, vốn bị hoãn kể từ năm 2017, về một “bộ quy tắc ứng xử” trên mạng với sự tham gia của cả cộng đồng quốc tế để đảm bảo an ninh mạng, chứ không chủ yếu dựa vào các nỗ lực đơn lẻ từng công ty, tổ chức hay quốc gia như hiện nay.

Kết quả là Lời kêu gọi Paris nhận được sự ủng hộ của 51 quốc gia, bao gồm tất cả thành viên EU, 90 tổ chức phi chính phủ và hơn 130 công ty công nghệ và đại học, cùng nhau cam kết phòng chống tội phạm mạng. Những quốc gia không tỏ ra hào hứng và bày tỏ cam kết với Pháp bao gồm: Trung Quốc, Nga, Israel, Iran, và Mỹ đều là những nước đã, đang và sẽ có nhiều khả năng xung đột an ninh mạng với nhau.

Tuy vậy, Lời kêu gọi Paris phần lớn mang tính biểu tượng và không bắt buộc các bên ký kết bất kỳ thỏa thuận hay thế hiện bất cứ hành động chính thức nào. Thậm chí, văn kiện của ông Macron cũng không được coi là hoàn hảo, kể cả đối với những người đã chấp nhận nghe theo lời kêu gọi.

Đầu tiên là việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm mạng phải dựa trên các lệnh tư pháp chính thức chứ không phải là bàn giao dữ liệu cá nhân thông thường từ quốc gia này sang quốc gia khác. Điểm yếu khác được thấy trong cam kết nhằm ngăn chặn hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, nếu được thực hiện một cách nhiệt tình, nó có thể vi phạm luật chia sẻ hợp pháp các ý tưởng và thông tin trực tuyến và cũng như can thiệp vào quyền riêng tư.

Bất chấp những hạn chế của nó, thực tế là Lời kêu gọi Paris đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi cho thấy được phần lớn các nước trên thế giới đều có quan điểm rằng chỉ có hợp tác quốc tế mới là câu trả lời cho hòa bình và ổn định. Dù vậy, chỉ có thời gian mới cho biết được thực sự liệu trên thực tế, đề xuất này sẽ hoạt động ra sao.

internet mo hon don kho thao go Bảo vệ trẻ trong thế giới ảo: Giải pháp từ gia đình

PGS. TS.  Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên Đại học Ngoại Thương cho rằng, thay vì chờ đợi nhà trường hay xã hội, bản thân cha ...

internet mo hon don kho thao go Google và 20 năm thay đổi thế giới

Google đã thống trị internet kể từ khi 2 sinh viên Larry Page và Sergey Brin đưa startup non trẻ của họ ra khỏi căn ...

internet mo hon don kho thao go EC siết chặt kiểm soát nội dung cực đoan trên mạng xã hội

Ngày 12/9, Ủy ban châu Âu (EC) công bố dự luật mới yêu cầu Google, Facebook, Twitter và các nhà khai thác Internet khác phải ...

Quang Đào (theo Liberation, The Conversation)

Đọc thêm

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Tôi muốn hỏi khi làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 thì sẽ mất bao nhiêu tiền? – Độc giả Huyền Trân
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua ...
Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Hơn 4.000 hiện vật bằng đá vừa được phát hiện tại một hoang đảo ngoài khơi Australia cho thấy đây từng là nơi sinh sống của thổ dân trong kỷ ...
Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Kinh tế Trung Quốc quý I/2024 tăng trưởng cao hơn dự báo

Kinh tế Trung Quốc quý I/2024 tăng trưởng cao hơn dự báo

Trong quý I/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 5,3% so với cùng kỳ, cao hơn dự báo 4,6% từ các chuyên gia kinh tế.
Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế ...
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động