TIN LIÊN QUAN | |
Giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2016 | |
Thủ tướng chỉ thị tăng cường thực hiện chính sách xã hội |
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 20/10 cho biết Pháp đứng đầu các nước phát triển về các khoản chi nhằm thực hiện chính sách xã hội bao gồm lương hưu, chăm sóc sức khỏe, trợ cấp gia đình, trợ cấp thất nghiệp.
Theo sau Pháp là Phần Lan với 30,8% GDP, trong khi mức trung bình của các nước thành viên OECD là 21,2%.
Công trình nghiên cứu được OECD tiến hành tại 35 nền kinh tế phát triển cũng cho biết, tiếp sau Pháp và Phần Lan, các nước Đức, Áo, Bỉ, Italy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hy Lạp và Na Uy có mức chi trả cho các phúc lợi xã hội dao động từ 25%-29% trong khi các nước có mức chi trả thấp nhất là Mexico, Hàn Quốc, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ (ít hơn 15% GDP).
Pháp tìm cách duy trì mô hình chính sách xã hội hiện nay nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng. (Nguồn:National Post) |
Cơ sở dữ liệu để OECD tiến hành nghiên cứu trên là các chi tiêu công cho chính sách xã hội của chính phủ các nước. Ngoài ra, OECD cũng dựa trên các dự toán chi tiêu xã hội của các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ.
Theo OECD, mức chi trung bình 21,2% cho chính sách xã hội là mức cao nhất từ trước đến nay. Trong các chi phí xã hội, lương hưu chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 8%), khoản chi này liên tục tăng lên kể từ năm 2010 do tuổi thọ người dân tiếp tục tăng và các đối tượng được hưởng lương hưu cũng tăng.
Các chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng từ 4% vào năm 1980 lên 6% vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, chi phí này khá ổn định từ năm 2009, ngoại trừ Chile và Hàn Quốc là những nước có chi tiêu cho việc bảo vệ sức khỏe tăng trung bình hàng năm hơn 5% kể từ năm 2005. Các khoản chi khác chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn: 2,1% cho trợ cấp gia đình, 0,9% cho trợ cấp thất nghiệp.
Liên quan đến các khoản chi cho chính sách xã hội của Pháp, báo cáo của OECD cho biết, lương hưu chiếm 14,3% GDP, chăm sóc y tế 8,6%, trợ cấp gia đình 2,9%, trợ cấp thất nghiệp và trợ giúp tìm việc làm 2,5%.
Người đứng đầu bộ phận thống kê về chính sách xã hội của OECD, chuyên gia Maxime Ladaique cho rằng người Pháp luôn tìm cách duy trì mô hình chính sách xã hội hiện nay nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng đang ngày càng giãn rộng giữa các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, nước Pháp đang phải đối mặt với một hệ thống xã hội ngày càng phức tạp và áp lực thuế tăng cao, vì thế, nước Pháp không thể chi tiêu nhiều hơn nữa cho chính sách xã hội mà cần phải chi tiêu hợp lý hơn. Theo ông Maxime Ladaique, Pháp cần phải theo đuổi các nỗ lực cải cách, đặc biệt là liên quan đến việc chi trả lương hưu.
Theo thống kê, trong khối OECD, Pháp là quốc gia mà người nghỉ hưu được hưởng lương trong thời gian dài nhất với mức trung bình là 27 năm đối với phụ nữ và 22 năm đối với nam giới.
Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực Nhờ có sự đổi mới mạnh mẽ, năng động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và sự nỗ lực phấn ... |
Hơn 20.000 lao động Việt cạnh tranh "khốc liệt" trong kỳ thi tiếng Hàn Sau ba năm tạm dừng tuyển do tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp cao, kỳ thi tiếng Hàn lần thứ ... |
Hồi kết của toàn cầu hóa? Trong vài thập kỷ qua, toàn cầu hóa đã tạo ra sự thịnh vượng và giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy ... |