Các thành viên đội tuyển đấu vật nữ đầu tiên của Iraq đối mặt nhau trong một buổi tập luyện tại 1 câu lạc bộ thể thao al-Rafideen ở Diwaniya, Iraq vào ngày 10/11. (Nguồn: Reuters)
Nữ sinh viên 26 tuổi Alia Hussein, thành viên tuyển đấu vật nữ nói trên. Thách thức lớn nhất của Alia là thuyết phục gia đình cho cô tham gia đội tuyển. (Nguồn: Reuters)
Hồi tháng 9, Alia giành được một huy chương bạc nội dung vật tự do 75kg tại một sự kiện ở Lebanon và huy chương vàng tại một giải đấu ở Baghdad. (Nguồn: Reuters)
Alia cho biết, cô từng bị gia đình mắng mỏ, thậm chí đánh đập khi lựa chọn theo môn này. Nhưng cô muốn chứng minh cho xã hội thấy rằng môn vật không giới hạn vào nam giới. (Nguồn: Reuters)
Động tác vặn người, có lẽ là để khởi động của các vận động viên. Để được tập như thế này, các nữ VĐV đã phải vượt qua rào cản định kiến giới rất nặng nề ở Iraq, cho rằng phụ nữ không được phép chơi các môn thể thao như thế này. (Nguồn: Reuters)
Câu lạc bộ al-Rafideen ở thành phố Diwaniya, cách thủ đô Baghdad khoảng 180km về phía Nam. (Nguồn: Reuters)
Huấn luyện viên Nihaya Dhaher Hussein ngồi giữa các nữ vận động viên vật ở Diwaniya. (Nguồn: Reuters)
Các nữ VĐV Iraq ngồi trên xe bus sau khi họ rời phòng tập. (Nguồn: Reuters)
Các VĐV rảo bước khỏi phòng tập luyện bộ môn vật của họ. (Nguồn: Reuters)
Nữ huấn luyện viên chia sẻ rằng việc thuyết phục gia đình các cô gái tham gia môn này là điều khó khăn. Chị cho biết, cả việc đưa các cô đến nơi tập và đưa các cô về nhà đều khó khăn. (Nguồn: Reuters)
Nữ HLV 50 tuổi chia sẻ, anh trai của một nữ vận động viên trong tuyển thậm chí từng lăng mạ chị và suýt đánh chị. (Nguồn: Reuters)
Các cô gái này không chỉ vật lộn trên thảm đấu, họ còn vật lộn với cả định kiến xã hội. (Nguồn: Reuters)