Luật về các vấn đề liên quan đến karoshi đặt ra các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như giảm tỷ lệ lao động làm việc hơn 60 giờ/tuần khoảng 5% vào năm 2020, từ 8-9% trong các năm tiếp theo.
Tận hưởng kỳ nghỉ phép
Hầu hết lao động Nhật Bản có 20 ngày nghỉ phép/năm, nhưng rất ít người sử dụng thậm chí một nửa số ngày phép đó bởi vì nghỉ phép thường được xem như biểu hiện của sự thiếu nghiêm túc đối với công việc.
Vì vậy, chính phủ nước này hy vọng sẽ lôi kéo người lao động sử dụng ít nhất 70% số ngày phép họ được hưởng.
Nhiều trường hợp chết vì đau tim có thể là do karoshi. (Nguồn:ABC) |
"Nếu bạn có ý thức về quyền này thì bạn có thể thấy rằng nghỉ phép không có gì là sai", Yasukazu Kurio, làm việc tại Cơ quan phòng chống karoshi thuộc Bộ Y tế và Bộ Lao động. Anh đang tự mình nêu gương khi sử dụng 17 trong số 20 ngày phép của mình năm ngoái.
Luật sư Kawahito cho rằng, những nỗ lực của chính phủ có thể có một số tác động nhất định nhưng không giải quyết được các vấn đề cơ bản.
"Luật không có các quy định phạt các công ty vi phạm luật", Kawahito nói, dù ông cũng không phải là đại diện cho mẫu người biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Khi còn là một luật sư thời trẻ, ông từng làm việc ngoài giờ rất nhiều, nhưng hiện đã 66 tuổi, ông bắt đầu giảm thời gian làm việc xuống 60 giờ một tuần.
Tuy nhiên, ông muốn Nhật Bản có một đạo luật như Chỉ thị về thời gian làm việc của châu Âu, trong đó quy định người lao động phải được nghỉ ngơi 11 giờ giữa các ca làm việc.
Bộ Lao động Nhật Bản đang công nhận 2 loại karoshi: tử vong do bệnh tim mạch liên quan đến làm việc quá sức và tự tử vì căng thẳng liên quan đến công việc. Trường hợp chết vì đau tim có thể được xem là karoshi nếu người lao động làm thêm 100 giờ trong tháng trước khi tử vong hoặc làm thêm 80 giờ trong ít nhất 2 tháng liên tiếp ở giai đoạn 6 tháng trước khi qua đời. Một vụ tự tử được cho là có liên quan đến karoshi nếu nó xảy ra sau khi người tự sát làm việc ít nhất 160 giờ trong 1 tháng hoặc làm thêm ít nhất 100 giờ trong 3 tháng liên tục. |
Vấn đề karoshi càng trầm trọng hơn bởi sự suy yếu tương đối vai trò của các công đoàn lao động. Các tổ chức này chủ yếu quan tâm đến việc nâng tiền lương hơn là rút ngắn thời giờ làm việc. Hơn nữa, người Nhật Bản có truyền thống làm một công việc trọn đời. Hầu hết các sinh viên đại học ra trường và vào làm cho một công ty cho đến khi họ nghỉ hưu.
"Ở một quốc gia như Mỹ, người lao động dễ dàng chuyển đến một công ty mà mà bạn được đối xử tốt hơn", Kenichi Kuroda, giáo sư tại Đại học Meiji ở Tokyo, chuyên nghiên cứu về văn hóa lao động nói. "Nhưng ở Nhật Bản, người ta có xu hướng ở lại tại một công ty cả đời, vì vậy rất khó khăn cho người lao động khi muốn đổi việc".
Cuộc cách mạng ngày làm việc… 12 tiếng
Một số công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, có sáng kiến cho phép nhân viên đến sớm thì được về sớm. Vì vậy, thay vì làm việc 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, họ sẽ làm việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối và có thể được về nhà trong thời gian đó để kiểm tra con cái của họ.
"Những công ty này đang tìm cách để mang lại sự thay đổi xã hội, và nó có thể ảnh hưởng đến các công ty khác về một phong cách làm việc cởi mở", Kuroda nói, mặc dù anh biết rằng 12 giờ làm việc một ngày đã được xem là một cuộc cách mạng ở nước Nhật.
Nhân công làm trong lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ karoshi cao so với các ngành nghề khác. (Nguồn: Arabnews) |
Tuy nhiên, đối phó với vấn đề karoshi không hề dễ dàng.
Dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, với lực lượng lao động dự kiến sẽ giảm ít nhất ¼ vào năm 2050. Điều đó có nghĩa là khi lực lượng lao động giảm đi thì khối lượng công việc của những người đang đi làm chắc chắn sẽ tăng lên.
Giáo sư Morioka nói rằng loại bỏ những cái chết do làm việc quá sức có nghĩa là phải thay đổi toàn bộ nền văn hóa làm việc của Nhật Bản.
"Không thể dễ dàng thoát khỏi vấn đề karoshi", ông nói. "Chúng tôi cần phải thay đổi văn hóa làm thêm giờ và tạo ra thời gian dành cho gia đình và sở thích cá nhân". Ông này cũng cho rằng người lao động Nhật Bản quá bận rộn nên họ thậm chí không có thời gian để phàn nàn.