Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Quang Hiếu
Sự ra đi đột ngột của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi có thể không chỉ gây ra một cuộc tranh giành quyền lực ở Tehran, mà còn có những tác động đáng kể đối với khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã qua đời ở tuổi 63. (Nguồn: The New Times)

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn và có mối quan hệ chặt chẽ với Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, đã qua đời ở tuổi 63 trong một vụ tai nạn trực thăng.

Tổng thống Raisi cùng Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian và các quan chức nước này đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng ngày 19/5 ở khu vực Tây Bắc Iran khi đang trên đường trở về sau chuyến thăm biên giới với Azerbaijan.

Giả thuyết và những tác động tới khu vực

Vụ tai nạn đã làm dấy lên những đồn đoán và đặt ra câu hỏi về các tình huống xung quanh vụ việc. Trong bối cảnh người dân Iran đang đối mặt với việc mất một nhà lãnh đạo, đám mây đen dự báo bất ổn phía trước bao trùm đất nước, với những tác động có thể lan rộng khắp Trung Đông.

Tin liên quan
Mỹ cần tiên phong hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu Mỹ cần tiên phong hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu

Theo giới quan sát, sự qua đời đột ngột của Tổng thống Raisi có thể không chỉ gây ra một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt ở Iran, mà còn có những tác động đáng kể đối với khu vực. Trong bối cảnh căng thẳng và xung đột leo thang, sự thiếu vắng bất ngờ của một nhân vật chính trị chủ chốt như ông Raisi có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực mong manh ở Iran và hơn thế nữa.

Mặc dù đã có những lời giải thích chính thức về vụ tai nạn là do điều kiện thời tiết xấu, bao gồm mưa và sương mù làm cản trở tầm nhìn trong suốt chuyến bay, nhưng cũng xuất hiện những đồn đoán về khả năng mưu sát.

Trong bối cảnh lãnh đạo Iran đang phải đối mặt với những thách thức ở cả bên trong và bên ngoài, các câu hỏi đặt ra về sự dính líu tiềm tàng của các kẻ thù trong nước hoặc thậm chí các tác nhân bên ngoài.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giả thuyết về sự liên quan của các nước khác với vụ việc khó có thể xảy ra. Lý do là việc ám sát một tổng thống đương nhiệm sẽ là một hành động tuyên chiến trực tiếp, có thể dẫn đến phản ứng gay gắt của Iran - quốc gia có khả năng răn đe hạt nhân.

Theo The Economist, các quốc gia đối thủ của Iran “không bao giờ đi xa đến mức ám sát một nguyên thủ quốc gia - một hành động chiến tranh rõ ràng có thể gây ra phản ứng dữ dội của Iran”.

Tuy nhiên, thời điểm xảy ra vụ tai nạn này đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực. Mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm của Iran trên khắp Lebanon, Syria, Iraq và Yemen làm phức tạp thêm bối cảnh địa chính trị, đặc biệt là với cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và Hamas. Do vậy, mọi sự bất ổn trong giới lãnh đạo Iran đều có thể khuyến khích các nhóm này, có thể dẫn đến xung đột lan rộng hơn.

Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran
Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber dự kiến trở thành Tổng thống lâm thời. (Nguồn: AFP)

Tương lai của Iran

Ông Raisi được coi là người được Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei bảo trợ và là người kế nhiệm tiềm năng cho vị trí Lãnh tụ tối cao Iran trong chế độ thần quyền dòng Hồi giáo Shi’ite của đất nước.

Điều 131 Hiến pháp Iran quy định về trường hợp tổng thống mất năng lực hoặc qua đời khi đương chức rằng, nếu Tổng thống đương nhiệm qua đời, Phó Tổng thống thứ nhất (hiện nay là ông Mohammad Mokhber) sẽ lên nắm quyền, với sự xác nhận của Lãnh đạo tối cao (người có tiếng nói cuối cùng về mọi vấn đề nhà nước ở Iran); Hội đồng gồm có Phó Tổng thống thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội và người đứng đầu cơ quan tư pháp phải tổ chức bầu cử tổng thống mới trong thời gian tối đa là 50 ngày.

Một ngày sau vụ tai nạn, Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã bảo đảm với người dân rằng sẽ “không có sự gián đoạn nào đối với hoạt động của đất nước”.

Ông Raisi được bầu làm Tổng thống Iran vào năm 2021 và theo thời gian biểu thông thường, cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào năm 2025. Tuy nhiên với tình huống bất ngờ hiện nay, theo các quy định của Hiến pháp, giờ đây cuộc bầu cử này sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tới.

Ông Mohammad Mokhber, 68 tuổi, hiện là Phó Tổng thống thứ nhất của Iran vào năm 2021 sau khi ông Raisi đắc cử tổng thống. Theo Hiến pháp của nước này, ông Mokhber sẽ trở thành Tổng thống lâm thời sau sự ra đi đột ngột của ông Raisi.

Ông Mokhber cũng được coi là thân cận với Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei. Trước đây, ông Mokhber từng là người đứng đầu Setad, quỹ đầu tư có liên hệ với vị Lãnh đạo tối cao.

Theo Reuters, ông Mokhber từng là thành viên của nhóm quan chức Iran đã đến thăm Moscow hồi tháng 10/2023, đồng ý cung cấp tên lửa đất đối đất và nhiều máy bay không người lái hơn cho quân đội Nga.

Năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) từng đưa ông Mokhber vào danh sách các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt do cáo buộc liên quan “các hoạt động tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân". Hai năm sau, EU đưa ông ra khỏi danh sách này.

Tấm lòng người Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hướng về Bác

Tấm lòng người Việt tại tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan hướng về Bác

Ngày 19/5, Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trang trọng tại Làng hữu nghị Thái-Việt ...

Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi gặp sự cố, chưa tiếp cận được nhà lãnh đạo, nỗ lực ứng cứu gặp bất lợi vì thời tiết xấu

Trực thăng chở Tổng thống Iran Raisi gặp sự cố, chưa tiếp cận được nhà lãnh đạo, nỗ lực ứng cứu gặp bất lợi vì thời tiết xấu

Ngày 19/5, kênh truyền hình nhà nước Iran dẫn các báo cáo ban đầu cho biết, trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi đã phải ...

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón và làm việc với đoàn công tác của Học viện An ninh nhân dân

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón và làm việc với đoàn công tác của Học viện An ninh nhân dân

Ngày 18/5, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc có buổi tiếp và làm việc với ...

Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố: Chưa tìm thấy dấu hiệu sống sót

Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp sự cố: Chưa tìm thấy dấu hiệu sống sót

Sáng 20/5, Chủ tịch Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ nước này (IRCS) Pir-Hossein Kolivand thông báo, các đội tìm kiếm đã định vị được ...

Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang

Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang

Ngày 20/5, hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) đưa tin, Tổng thống Ebrahim Raeisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian cùng các quan chức tháp tùng ...

(theo Reuters, TXH, AP, The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12 và sáng 22/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Myanmar; Ngoại hạng Anh - Crystal Palace vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12 và sáng 22/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Myanmar; Ngoại hạng Anh - Crystal Palace vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12 và sáng 22/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Việt Nam vs Myanmar; Ngoại hạng Anh - Aston Villa vs Man ...
Ukraine nói đang nắm giữ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá... mà Mỹ chắc sẽ cần

Ukraine nói đang nắm giữ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá... mà Mỹ chắc sẽ cần

Ukraine nói đang nắm giữ một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá... mà Mỹ chắc sẽ cần...
Tinh gọn bộ máy: Tăng về chất, 'giữ chân' người tài

Tinh gọn bộ máy: Tăng về chất, 'giữ chân' người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về ...
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Diễn viên Quỳnh Nga mặc gợi cảm

Diễn viên Quỳnh Nga mặc gợi cảm

Với vóc dáng thanh mảnh, nữ diễn viên Quỳnh Nga hầu như có thể 'cân' mọi thiết kế mà không để lộ bất kỳ khuyết điểm nào.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm ...
Tin thế giới 20/12: Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho EU

Tin thế giới 20/12: Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm 'chỗ dựa' lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có Mỹ

Các nước EU đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.
Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Tù nhân xả súng, đốt phá nhà tù ở Mexico

Nhà chức trách Mexico ngày 19/12 cho biết bạo loạn đã xảy ra tại một nhà tù ở bang Tabasco, Đông Nam nước này, khiến 7 tù nhân thiệt mạng và 10 người bị thương, ...
Vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Vụ thiết quân luật Hàn Quốc: Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.
Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong thời ông Biden, trong đó có AUKUS, có thể sẽ được tiếp tục dưới thời ông Trump làm Tổng thống Mỹ.
Quan chức Nhà Trắng tiết lộ sốc về Pakistan: Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Quan chức Nhà Trắng tiết lộ sốc về Pakistan: Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động