Mỹ cần tiên phong hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu

Nhã Anh
Hành động với tình trạng di cư do khí hậu sẽ củng cố vai trò của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo nhân đạo toàn cầu, một quốc gia có nhiều người tị nạn hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ cần đi đầu trong việc hỗ trợ người di cư do biến đổi khí hậu
Một gia đình ở Barataria, Louisiana (Mỹ) trở về nhà sau trận lũ lụt do cơn bão Ida vào tháng 8/2021. (Nguồn: Getty)

Hai tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp chỉ đạo chính phủ nước này nghiên cứu mối quan hệ giữa khí hậu và nhập cư.

Cuối năm 2021, Nhà Trắng đã đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu và tình trạng di cư, trong đó chỉ ra các cơn bão, cháy rừng, hạn hán và lũ lụt có thể buộc mọi người phải rời bỏ nhà cửa như thế nào.

Tuy nhiên, kể từ những động lực ban đầu để nghiên cứu vấn đề này, vấn đề di cư do khí hậu phần lớn đã bị bỏ qua.

Khi hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền ông Biden phải tăng cường nỗ lực của chính phủ để chuẩn bị cho tình trạng di cư liên quan đến khí hậu và đảm bảo việc di dời đó diễn ra một cách an toàn và có trật tự.

Thách thức nhức nhối

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến gần như tất cả các yếu tố quyết định con người sống ở đâu và như thế nào. Các sự kiện do biến đổi khí hậu gây ra khiến các khu vực rơi vào tình trạng quá nhiều hoặc quá ít nước. Các hình thái nhiệt độ và lượng mưa cực đoan có thể làm giảm mạnh khả năng sản xuất và dự trữ lương thực.

Những sự kiện xảy ra đột ngột như cuồng phong và giông bão có thể buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa hàng loạt. Hơn nữa, sự kết hợp nguy hiểm của nhiệt độ cao và độ ẩm có thể ngày càng khiến một số địa điểm trở nên thiếu an toàn.

Theo hầu hết các dự báo, di cư do khí hậu sẽ chỉ trở thành một đặc điểm nổi bật hơn trong cuộc sống của chúng ta trong những năm tới. Một số ước tính cho rằng sẽ có hàng chục triệu người phải di cư do các sự kiện liên quan đến khí hậu.

Di cư do khí hậu là một thách thức phức tạp cần giải quyết vì nhiều lý do. Hầu hết tình trạng di cư liên quan đến khí hậu diễn ra trong phạm vi các quốc gia. Điều này nghĩa là các quốc gia vừa quay cuồng với thảm họa, vừa phải đưa ra biện pháp bảo vệ cho những người bị buộc phải rời bỏ quê hương nhưng không vượt qua biên giới quốc tế.

Trong một số trường hợp, người di cư đến một quốc gia khác sau thảm họa liên quan đến khí hậu. Tuy nhiên, luật pháp Mỹ và quốc tế hiện hành không được xây dựng để giải quyết những nguy cơ mà các cá nhân này gặp phải.

Hệ thống luật pháp quốc tế hiện tại về người tị nạn được xây dựng sau Thế chiến II. Hệ thống này định nghĩa người tị nạn là những người bị buộc phải rời bỏ quê hương vì bị đàn áp với những lý do nhất định như tôn giáo hoặc chủng tộc.

Di cư do biến đổi khí hậu không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa này về người tị nạn, đặc biệt là theo luật Mỹ. Một người rời bỏ nhà cửa sau bão hoặc lũ lụt có thể có những tổn thương giống như người tị nạn chạy trốn chiến tranh hoặc bạo lực, nhưng họ không đủ điều kiện để nhận được các quyền và sự bảo vệ tương tự.

Những yếu tố này tạo ra một khoảng cách rất lớn. Rõ ràng, biến đổi khí hậu có thể là một trong những thách thức nhân quyền rõ ràng của thế kỷ 21 bởi nó ảnh hưởng đến hàng triệu người ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, luật pháp và chính sách của chúng ta vẫn đang bị mắc kẹt trong thế kỷ 20 và không được trang bị đầy đủ để ứng phó.

Mỹ có khả năng và nên coi trọng vấn đề này

Đạo luật về Người di tản vì Khí hậu, do Thượng nghị sĩ Mỹ Ed Markey, D-Mass và Hạ nghị sĩ Nydia Velázquez của New York thúc đẩy, sẽ tạo ra một lộ trình mới dựa trên thị thực cho những cá nhân phải di dời do biến đổi khí hậu để tái định cư tại Mỹ.

Đạo luật này cũng hướng dẫn điều phối chính sách của Washington về khả năng phục hồi khí hậu toàn cầu, giúp cộng đồng thích ứng với thực tế khí hậu mới.

Chính quyền ông Biden có thể phát triển cách các quy trình hiện có trong Chương trình Tiếp nhận người tị nạn Mỹ (USRAP) để giúp những nhóm người di cư, những người vẫn đối mặt với các hiểm nguy liên quan đến khí hậu.

Bằng cách mở đường cho những người di cư do khí hậu tìm nơi ẩn náu, Mỹ có thể khuyến khích các quốc gia khác tăng cường phản ứng của họ trước việc di cư do biến đổi khí hậu xảy ra trong khu vực.

Hành động đối với tình trạng di cư do khí hậu sẽ củng cố vai trò của Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo nhân đạo toàn cầu, một quốc gia có nhiều người tị nạn hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đồng thời, điều này cũng sẽ nâng cao lợi ích của Mỹ bằng cách hỗ trợ việc di cư an toàn, hợp pháp và có trật tự, đặc biệt là ở Tây bán cầu.

Những con đường như Đạo luật về Người di tản vì Khí hậu sẽ giúp những người di cư hợp pháp đến nơi an toàn thay vì bị rơi vào những tình huống dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Bất chấp những con số đáng kinh ngạc, di cư vì biến đổi khí hậu không nhất thiết phải dẫn đến những phản ứng như ngày tận thế. Thay vào đó, vấn đề đang ngày một gia tăng này có thể truyền cảm hứng cho sự đoàn kết xuyên biên giới và tăng cường sự đầu tư vào các cộng đồng ở tuyến đầu để đảm bảo họ có được sự hỗ trợ để ở lại vị trí hoặc di dời nếu cần trong sự an toàn và đầy đủ quyền con người.

Đây là một thách thức mà chúng ta không thể bỏ qua trong thời gian tới.

Gần 300 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2024

Gần 300 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2024

Ngày 11/12, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tài trợ 46 tỷ USD cho năm 2024 nhằm đẩy lùi khủng hoảng nhân đạo trên toàn ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Đặc phái viên khí hậu John Kerry rời vị trí chính quyền, hỗ trợ chiến dịch tranh cử cho ông Biden

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Đặc phái viên khí hậu John Kerry rời vị trí chính quyền, hỗ trợ chiến dịch tranh cử cho ông Biden

Ngày 13/1, văn phòng của Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry thông báo chính trị gia kỳ cựu của ...

Ở thời điểm quan trọng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc và Iraq ‘bắt tay’ làm việc này

Ở thời điểm quan trọng chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc và Iraq ‘bắt tay’ làm việc này

Ngày 15/1, Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) và Công ty khí đốt Basrah (BGC) của Iraq đã ký thỏa ...

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Vấn đề người di cư: Đức 'khai tử' tiền mặt trong hỗ trợ người tị nạn, 45 người mất tích do lật thuyền ở Địa Trung Hải

Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật tình hình người di cư và tị nạn ở một số khu vực trên thế giới ngày ...

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường là một trong những trụ cột chính trong quan hệ Việt Nam-Australia

Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà bày tỏ cảm ơn chính phủ Australia, thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại, đã tài trợ và ...

(theo The Seattle Times)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng di cư

Đọc thêm

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank!...
Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Phản bác chỉ trích của phương Tây về chiến lược công nghiệp của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường nói rằng xuất khẩu của nước này mang lại lợi ích ...
Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Chiều nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

Một quan chức hàng đầu Trung Quốc về thương mại cho biết, bất chấp căng thẳng kinh tế, các rào cản thương mại, Trung Quốc sẽ không bao giờ từ ...
Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ Việt Nam dự báo về nhu cầu của ngành cảng trong vòng 5 năm tới cũng như nhu cầu của ngành logisctics trong vòng 3 năm tới.
Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23, Yên biết chuyện Vinh là người đưa Đông về nhà, Bảo tham gia lớp học làm giàu.
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy giao lưu đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới hai nước.
Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

ECUE với sự hỗ trợ của UN Women sẽ tổ chức tọa đàm 'Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc' tại Hà Nội.
Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí ...
Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Ngày 21/6, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Trưởng Phái đoàn IOM: Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người
Quyền được phát triển của trẻ em

Quyền được phát triển của trẻ em

Bảo vệ sự phát triển của trẻ em là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID - Cách mạng về thủ tục hành chính: Mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

VNeID không chỉ mang lại lợi ích trong việc tích hợp dữ liệu dân cư mà còn góp phần đơn giản hóa và tăng cường hiệu quả của các thủ tục hành chính...
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sau gần 10 năm triển khai, quá trình áp dụng Bộ luật Hình sự cũng phát sinh một số khó khăn, bất cập đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...
Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Để di cư không còn là những hành trình dài nguy hiểm

Di cư đang trở thành một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21 và cần nhiều hành động hơn nữa để đảm bảo các hành trình di cư an toàn, trật tự.
Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesis: Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesis: Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phiên bản di động