“Đức và châu Âu đều quan tâm đến việc cứu sống người dân, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để ngăn chặn di cư hàng loạt, đồng thời giúp tạo ra tương lai cho thế hệ tuổi trẻ châu Phi”, ông Muller cho biết.
Thủ tướng Đức Angela Merkel thăm Niger, năm 2016. (Nguồn: Reuters) |
Kế hoạch chi tiết dài 33 trang của ông Muller đề xuất một “mức độ mới” của việc hợp tác bình đẳng giữa châu Phi và các nước phương Tây trên lĩnh vực giáo dục, thương mại, phát triển kinh doanh và năng lượng. Kế hoạch cũng cho biết chính phủ châu Phi cũng có vai trò trong việc chống tham nhũng cũng như bảo đảm quản lý tốt và cải thiện cuộc sống cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, báo cáo của ông Muller cũng nhấn mạnh vai trò lớn hơn của khu vực tư nhân đối với sự phát triển của châu Phi trong tương lai. Ông Muller nói: “Chúng ta cần nguồn tài chính từ khu vực tư nhân cho châu Phi theo một chiều hướng mới”. Thêm vào đó, quỹ phát triển cộng đồng nên là “chất xúc tác” để thu hút đầu tư tư nhân.
Bộ trưởng Muller đề xuất các giải pháp khác nhau để thu hút đầu tư nhiều hơn như bổ sung bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các công ty của Đức đang kinh doanh tại châu Phi. Đồng thời, ông cũng kêu gọi các chính phủ châu Phi cải thiện việc thu thuế tại quê nhà để tìm thêm nhiều quỹ.
Đến nay, chỉ khoảng 1.000 trong 400.000 công ty của Đức có mặt tại châu Phi. Tham nhũng, bất ổn chính trị và sự quan liêu đang cản trở cho hoạt động đầu tư của châu lục.
Tuy nhiên, kế hoạch của ông Muller chưa được cụ thể hóa về biện pháp và công cụ. Ở Berlin, nhiều chuyên gia vẫn không chắc chắn chiến lược của Bộ Phát triển sẽ được thực hiện hay không. Bởi lẽ, nhiều đề xuất không thuộc trách nhiệm của bộ này. Thậm chí, những vấn đề như mở cửa thị trường cho hàng hóa châu Phi không thể quyết định bởi chính phủ Đức, mà sẽ cần bàn luận bởi Liên minh châu Âu.