Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

TS. Vũ Đăng Minh
Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt những kết quả quan trọng. (Nguồn: G20.org)

Hy vọng về “giải pháp chữa lành”

Vượt qua nhiều thách thức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tại Brazil về đích với Tuyên bố chung mang lại hy vọng về “giải pháp chữa lành” cho những “vết thương toàn cầu”. Hội nghị đã đạt những thỏa thuận quan trọng, cam kết đối phó với thách thức toàn cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Nổi bật là cam kết tăng thuế với giới siêu giàu, xây dựng cơ chế chống “lách thuế” và huy động tất cả nguồn lực, bảo đảm tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ chuyển đổi năng lượng, hợp tác công nghệ...

Lần đầu tiên thành lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo. Xung đột, khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, Trung Đông cũng được đề cập, nhấn mạnh thúc đẩy ngừng bắn và bảo vệ thường dân… Dù còn một số nhà lãnh đạo chưa thỏa mãn với “độ đậm nét” về xung đột, nhưng cũng vừa đủ để tuyên bố chung được thông qua.

Từ Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19, nổi lên một số xu thế chính và những thông điệp quan trọng. Một là, nỗ lực giảm bất bình đẳng trên các lĩnh vực toàn cầu. Quan điểm của Tổng thống nước chủ nhà Lula da Silva về tình trạng bất bình đẳng tài chính không phải vì thiếu mà do những quyết định chính trị không công bằng, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.

Tương tự, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh G20, nhất là các nước phát triển, là nguồn phát thải khí carbon, gây hiệu ứng “nhà kính” nhiều nhất, có năng lực lớn nhất và có trách nhiệm cao nhất trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng đóng góp của các nước giàu chưa tương xứng với thu lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự chi phối trong chuỗi sản xuất, thương mại toàn cầu.

Hai là, tiếng nói của nhóm các quốc gia Nam bán cầu ngày càng có trọng lượng trong nhiều vấn đề quốc tế. Cùng với các khách mời, Hội nghị lần đầu tiên có sự tham gia của Liên minh châu Phi (AU) với tư cách thành viên chính thức. Đây là dấu mốc lịch sử thể hiện sự công nhận của G20 về tầm quan trọng của châu Phi và tiếng nói ngày càng có trọng lượng của các nước Nam bán cầu trong các vấn đề toàn cầu.

Ba là, xu thế đa phương hóa, đa cực hóa không thể đảo ngược. Hai xu hướng nổi bật nêu trên, sự sôi động trên các diễn đàn, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị và tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brazil là minh chứng sinh động về sức mạnh và vai trò ngày càng quan trọng của đa cực hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.

Cùng với đó là nhu cầu thiết yếu cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu. Xu thế đó hiện diện mạnh mẽ, sâu sắc trên diễn đàn Liên hợp quốc, trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024 ở Nga và nhiều sự kiện quốc tế quan trọng khác.

Tất cả chứng tỏ hợp tác đa phương hóa là cách thức hữu hiệu để giải quyết thách thức toàn cầu; đa cực hóa là xu thế không thể đảo ngược. Chỉ có như vậy mới thúc đẩy cải cách quản trị toàn cầu, giảm bất bình đẳng, làm cơ sở cho đoàn kết thống nhất, tạo sức mạnh to lớn, đối phó với thách thức chung, “chữa lành vết thương” của hành tinh.

Tiềm ẩn nhiều chông gai

Vượt qua “bóng đen chia rẽ” và các thách thức khác phủ bóng trước ngày khai mạc, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả của Hội nghị ở Brazil và các sự kiện quốc tế quan trọng khác gần đây là tín hiệu tích cực, mang lại niềm hy vọng cho khát vọng chung về xây dựng thế giới công bằng, hành tinh bền vững và thực hiện mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.

Không có cơ quan thường trực, nhưng cơ chế Ban thư ký ba nước gồm đại diện nước chủ nhà vừa qua, hiện tại và nhiệm kỳ tiếp theo (Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) sẽ giữ được sự tiếp tục định hướng chung, trước khi chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên cho Mỹ năm 2026.

Tuy vậy, phía trước vẫn tiềm ẩn nhiều chông gai. Xung đột, bất ổn vẫn gia tăng ở nhiều khu vực. Sự cạnh tranh địa chính trị, đối đầu giữa các cường quốc và phân hóa, chia rẽ ngày càng phức tạp. Lại thêm các hành động đổ thêm dầu vào lửa của một số nước lớn, khiến lối thoát ở các điểm nóng vẫn rất mờ mịt.

Một số cam kết quan trọng về chống biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và tăng thuế giới siêu giàu…, chưa được quy định cụ thể, thiếu cơ chế ràng buộc thực hiện. Kết quả đạt được nhờ sự thỏa hiệp, nhưng giữa tuyên bố và hành động luôn có khoảng cách. Không ít nước phát triển, nước lớn tìm cách “lách, né” thực hiện đầy đủ cam kết. Bế tắc trong đàm phán về tài trợ chống biến đổi khí hậu tại COP29 ở Azerbaijan do bất đồng giữa các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi là một ví dụ.

Chưa kể sự thay đổi chính phủ sau các cuộc bầu cử có thể dẫn đến việc “quay xe” ở một số nước. Tổng thống đắc cử Donald Trump với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” sẽ tiếp tục rút khỏi nhiều cơ chế đa phương được cho là “không đem lại lợi ích” cho Mỹ, như trong nhiệm kỳ đầu.

Cạnh tranh địa chính trị, đối đầu căng thẳng giữa các nước lớn… tạo ra nhiều rào cản, làm thế giới bị chia rẽ sâu sắc, nguồn lực bị phân tán, chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu bị đứt gãy. Trong khi đó, nhu cầu chống biến đổi khí hậu, đói nghèo, chuyển đổi năng lượng… lại vô cùng lớn.

Tuy nhiên, nỗ lực cam kết và những xu thế tích cực của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 và các sự kiện quốc tế quan trọng khác thể hiện khát vọng chung, là sự khởi xướng cần thiết, từng bước tạo niềm tin, cơ sở, động lực cho hành trình vận động, phát triển không ngừng của nhân loại.

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Cùng với khủng hoảng khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch, giải quyết đói nghèo, cải cách hệ thống ngân hàng…, đánh thuế giới siêu ...

Hội nghị thượng đỉnh G20: Dấu mốc lịch sử với châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc mang thông điệp hợp tác vì 'một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự'

Hội nghị thượng đỉnh G20: Dấu mốc lịch sử với châu Phi, Chủ tịch Trung Quốc mang thông điệp hợp tác vì 'một thế giới đa cực bình đẳng và trật tự'

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ngày 18-19/11 tại ...

Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Tuyên bố chung Hội nghị thượng đỉnh G20: Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Ngày 19/11, trong ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ...

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Thượng đỉnh G20: Những đồng thuận thắp lên hy vọng

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động