Kết nối di sản văn hóa, phát huy sức mạnh mềm ASEAN

Lê An
TGVN. Với 37 di sản hiện đã được UNESCO ghi danh, việc kết nối di sản văn hóa khu vực ASEAN với hợp tác phát triển du lịch bền vững đang được các nước trong khu vực đặc biệt đề cao và thực hiện chặt chẽ, hiệu quả.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có thể thấy, ASEAN là một trong những khu vực phát triển du lịch năng động nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương. Hầu hết, các nước thành viên ASEAN đều chú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Năm 2019 khách du lịch quốc tế đến khu vực ASEAN đạt khoảng 143,5 triệu lượt, chiếm 9,6% tổng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới; tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%, cao hơn mức tăng trưởng chung của thế giới (4%). Tổng thu từ du lịch quốc tế đạt 170,9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018. Trao đổi khách nội khối ASEAN chiếm 37% tổng lượng khách đến khu vực cho thấy tầm quan trọng của thị trường gần với mỗi nước ASEAN.

Kết nối di sản văn hóa, phát huy sức mạnh mềm ASEAN
Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN. (Ảnh: An Lê)

Trong công tác bảo tồn di sản văn hóa thời gian qua, các nước ASEAN đã đạt được nhiều kết quả thiết thực thông qua nhiều hình thức hợp tác đa dạng, bao gồm xây dựng, thực hiện các khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ các di sản văn hóa, thực hiện các Công ước của UNESCO về di sản văn hóa; triển khai các dự án bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong khu vực ASEAN bằng nhiều hình thức đa dạng...

Việt Nam tích cực xúc tiến kết nối

Tại Hội nghị quốc tế về hợp tác văn hóa, giáo dục trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA 41 tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thế thao và Du lịch Việt Nam Tạ Quang Đông cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác bảo tồn và kết nối di sản văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển bền vững hiện nay gặp phải thách thức khi nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đang phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến đổi khí hậu, sự phát triển xã hội...

Theo ông Tạ Quang Đông, Việt Nam và nhiều quốc gia sở hữu di sản thế giới phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong điều kiện phát triển đô thị và công nghiệp ngày càng gia tăng. Về nguồn lực, kiến nghị và giải pháp, xác định vai trò, tầm quan trọng của di sản văn hóa là một trong các loại tài nguyên để phát triển du lịch, cũng như mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam và các nước ASEAN luôn coi trọng nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đặc biệt, trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nhu cầu chuyển đổi số hiện nay, việc phát huy các tiềm năng du lịch của di sản văn hóa ASEAN không chỉ dừng lại ở phát triển bền vững để bảo tồn các giá trị của di sản, mà còn phải đảm bảo lợi ích kinh tế của các quốc gia, cộng đồng.

Trong chiến lược phát triển, nguồn lực cho bảo tồn và kết nối di sản văn hóa phục vụ mục tiêu phát triển bền vững được xác định bao gồm nguồn lực con người và nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn lực này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, tạo ra những thách thức trong phát triển bền vững. Các nước ASEAN chưa thực sự có đủ điều kiện đầu tư đúng mức cho lĩnh vực này, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi của các nước.

Nhằm mục đích triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn và kết nối di sản văn hóa khu vực ASEAN, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đề xuất một số kiến nghị, giải pháp như Tích cực, chủ động tham gia và thực hiện có hiệu quả các điều ước, cam kết quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam cũng đề xuất hình thành tổ chức Hiệp hội bảo tàng các nước ASEAN, thành viên của Hiệp hội bảo tàng - ICOM quốc tế, thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý di sản văn hóa. Bên cạnh việc xây dựng những trung tâm đào tạo về công tác bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di sản mang tầm quốc tế, kết nối di sản văn hóa khu vực ASEAN, cần có những hành động tích cực và chủ động từ các quốc gia thành viên, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để hình thành mạng lưới kết nối các di sản thế giới ASEAN thông qua phương tiện kỹ thuật, công cụ phù hợp.

Tầm nhìn chung về phát triển bền vững

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft khẳng định rằng, trong lĩnh vực văn hóa, các quốc gia thành viên ASEAN đã và đang dẫn đầu và góp phần trong nhiều tiến trình dẫn tới sự hình thành của 6 Công ước Văn hóa UNESCO, tiến trình trong quá khứ và hiện tại về việc cập nhật các chính sách của UNESCO và các hướng dẫn vận hành nhằm nhanh chóng thực hiện các công ước đó, đối phó với bối cảnh phát triển đang thay đổi và chương trình phát triển bền vững mới.

Ông Michael Croft cũng cho biết UNESCO đã đang phối hợp với các quốc gia thành viên ASEAN trong việc thực hiện và thí điểm hàng loạt các sáng kiến đem lại cả những thực hành tốt và những phát hiện là nền tảng cho các khuyến nghị nên được thực hiện ở mức độ chính sách, cấp quốc gia và liên quốc gia; nhờ đó các quan hệ đối tác giữa các tổ chức lập pháp đóng vai trò quan trọng lớn.

Kết nối di sản văn hóa, phát huy sức mạnh mềm ASEAN
Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Michael Croft. (Ảnh: BTC)

Là một khu vực giàu có và đa dạng tài nguyên văn hóa, các quốc gia ASEAN đang trở thành một điểm đến du lịch “Top”. Chỉ ra tiềm năng to lớn về sự hiện diện mạnh mẽ, phát huy sức mạnh mềm của cộng đồng ASEAN, đại diện UNESCO cho rằng những vấn đề chung ở các khu di sản thế giới của ASEAN là làm thế nào để các quốc gia có thể hợp tác cùng hành động để tăng cường sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

Theo đó, ASEAN nên xây dựng những tầm nhìn chung thông qua một tiến trình đa đối tượng tham gia vì du lịch bền vững. Điều này thực sự phản ánh các giá trị di sản của các khu, ở mức độ địa phương, đồng thời sử dụng các văn bản tầm nhìn này để dẫn dắt, thông báo quy hoạch du lịch và ra quyết định phát triển cũng như các thực hành khác đối với các khu di sản thế giới và các vùng đệm một cách tương thích.

Đặc biệt, trong năm qua, Ban Thư ký ASEAN đã khai trương Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN (ACHDA) tại địa chỉ https://heritage.asean.org.

Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa - xã hội Kung Phoak nhấn mạnh, dự án ACHDA là “bước tiến quan trọng” của ASEAN nhằm nâng cao sự hiểu biết về các di sản văn hóa đa dạng của khu vực. Ông bày tỏ hy vọng các công dân ASEAN sử dụng trang web này sẽ đánh giá cao các di sản văn hóa được chia sẻ, thấm nhuần sâu sắc ý thức khu vực và cùng chung tay thúc đẩy mạnh mẽ bản sắc ASEAN.

Hoàng thành Thăng Long: 10 năm gìn giữ và bảo tồn

Hoàng thành Thăng Long: 10 năm gìn giữ và bảo tồn

TGVN. Tròn 10 năm Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá ...

Sống động không gian Triển lãm Du lịch qua các miền di sản văn hóa Việt Nam 2020

Sống động không gian Triển lãm Du lịch qua các miền di sản văn hóa Việt Nam 2020

TGVN. Từ ngày 19-23/11, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du ...

Khai trương Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa khu vực ASEAN

Khai trương Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa khu vực ASEAN

TGVN. Kho lưu trữ kỹ thuật số di sản văn hóa ASEAN ra đời với mong muốn các công dân ASEAN thấm nhuần sâu sắc ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động