Khả năng Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan (Trung Quốc): Bài học từ quá khứ

Thảo Đình
Theo Nikkei Asia, đã đến lúc Trung Quốc, Mỹ và nhà cầm quyền Đài Bắc nhìn lại và rút ra bài học từ sự kiện năm 1995-1996, tránh gây thêm căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Theo dõi TGVN trên
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi rời khách sạn Shangri-La sau tiệc chiêu đãi do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Singapore vào ngày 1/8. (Nguồn: AFP)
Hiện chưa rõ Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thăm Đài Loan (Trung Quốc) ngày 2/8 hay không - Ảnh: Bà Nancy Pelosi rời khách sạn Shangri-La sau tiệc chiêu đãi do Phòng Thương mại Mỹ tổ chức tại Singapore ngày 1/8. (Nguồn: AFP)

Những thông tin đồn đoán xung quanh điểm dừng chân tại Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trong chuyến thăm châu Á đang được truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm. Ngày 1/8, nguồn tin từ Reuters, Nikkei Asia và báo chí sở tại khẳng định bà Nancy Pelosi sẽ thăm Đài Loan (Trung Quốc) như kế hoạch và qua đêm ở đây tối ngày 2/8, dù thông cáo chính thức không đề cập địa phương này.

Tuy nhiên, nếu kịch bản trên trở thành sự thực, Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng gay gắt. Đó có thể là hàng loạt hoạt động quân sự với quy mô lớn, thường xuyên hơn tại eo biển Đài Loan. Trong trường hợp xấu nhất, chiến thuật gây áp lực trong vùng xám của Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột quân sự trực tiếp với lực lượng quân sự của nhà cầm quyền Đài Bắc cũng như Mỹ, với hệ quả khôn lường tới khu vực và toàn thế giới.

Trong bối cảnh đó, Giáo sư Bùi Mẫn Hân thuộc trường Đại học Claremont McKenna (Mỹ), thành viên cao cấp của Quỹ Marshall (Mỹ) cho rằng các bên cần có thái độ kiềm chế để ngăn chặn một sự "sụp đổ chính trị".

Tuy nhiên, liệu điều này có khả thi?

Đối với Trung Quốc, chuyến thăm của bà Pelosi không phá vỡ bất kỳ tiền lệ nào. Ông Newt Gingrich từng thăm Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 1997 khi là Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Ông Milos Vystrcil, Chủ tịch Thượng viện Czech, đã đến Đài Bắc hai năm trước; trong khi Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Nicola Beer đã có cuộc điện đàm chính thức vào đầu tháng này.

Tuy nhiên, Trung Quốc lo ngại rằng chuyến đi của bà Nancy Pelosi - nhân vật thứ ba của chính phủ Mỹ - có thể khuyến khích nhiều quan chức hàng đầu của phương Tây hành động tương tự và nâng cao vị thế quốc tế của Đài Loan (Trung Quốc). Trong cuộc họp báo chiều 1/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng nhấn mạnh, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi là “quan chức số 3 của Mỹ” - do đó, một chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của bà sẽ “dẫn đến tác động chính trị nghiêm trọng”.

Ngoài ra, chuyến thăm của bà Pelosi diễn ra ngay trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự kiện đặc biệt quan trọng với Bắc Kinh. Đài Loan (Trung Quốc) là vấn đề đối nội nhạy cảm nhất với Trung Quốc và vì thế, lập trường cứng rắn của Bắc Kinh là hoàn toàn có cơ sở.

Mặc dù vậy, một phản ứng thái quá với chuyến thăm của bà Pelosi có thể phản tác dụng nếu nó leo thang thành một cuộc xung đột quân sự. Bất chấp đồn đoán về ý định của Trung Quốc về thống nhất Đài Loan (Trung Quốc) bằng vũ lực, hiện Trung Quốc dường như vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến toàn diện.

Trước tình hình đó, nếu bà Nancy Pelosi tới Đài Bắc, Trung Quốc có thể triển khai một số chuỗi phản ứng nhất định để khẳng định quyết tâm, song vẫn kiềm chế mọi hành động mạo hiểm có thể dẫn tới chiến tranh.

Về phần mình, không loại trừ khả năng bà Pelosi và phái đoàn có thể tiến hành chuyến đi theo cách xoa dịu căng thẳng, bao gồm việc duy trì các sự kiện công cộng theo lịch trình và tiếp xúc với báo chí ở mức tối thiểu. Chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng cần thận trọng trong đưa ra các tuyên bố công khai về tình trạng Đài Loan (Trung Quốc) và chính sách "một Trung Quốc" của Mỹ. Bám sát đường lối chính thức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về Đài Loan (Trung Quốc) nghe đơn giản, nhưng đó là điều nên làm trong bối cảnh hiện nay.

Nếu bà Nancy Pelosi tới Đài Bắc, Trung Quốc có thể triển khai một số chuỗi phản ứng nhất định để khẳng định quyết tâm, song vẫn kiềm chế mọi hành động mạo hiểm có thể dẫn tới chiến tranh.

Các quan chức Đài Bắc cũng cần cân nhắc lời lẽ của mình, bởi các nỗ lực nhằm coi chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi như một chiến thắng ngoại giao đều có thể khiến Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Đây là điều cần thiết, khi bài học từ khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995-1996 vẫn còn có giá trị. Ở thời điểm đó, Đài Bắc đã vận động Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hoà kiểm soát gây áp lực, buộc Tổng thống Bill Clinton cho phép ông Lý Đăng Huy, người đứng đầu Đài Loan, phát biểu trực tiếp tại Đại học Cornell, trường cũ của ông.

Bản thân chuyến đi của ông Lý đã khiến Trung Quốc khó chịu. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ lên đến đỉnh điểm khi trong bài phát biểu của mình, ông Lý nhấn mạnh về "'sự cô lập ngoại giao" và nỗ lực "yêu cầu điều không thể". Với chính quyền Bắc Kinh, đây có thể coi là một sự quả quyết tìm kiếm sự độc lập chính thức từ phía Đài Bắc.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã đáp lại với hàng loạt cuộc tập trận, trong đó có một số vụ thử tên lửa tại eo biển Đài Loan, khiến Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực này. Dù Trung Quốc đã nhanh chóng lùi bước, nhưng sự kiện năm đó đã thúc đẩy nước này hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, từ đó có thêm nhiều phương án quân sự để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu trong tương lai.

Điều này khiến viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan trở nên đáng ngại hơn bao giờ hết bởi giờ đây, Trung Quốc tin rằng họ đã có đủ năng lực để chấp nhận những rủi ro lớn hơn tại khu vực này.

Trước tình hình đó, đã đến lúc Trung Quốc, Mỹ và nhà cầm quyền Đài Loan (Trung Quốc) nhìn lại và rút ra những bài học đúng đắn từ khủng hoảng năm nào, từ đó tránh dẫn đến một cuộc chiến thảm khốc. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi các bên phải hợp tác và kiềm chế, bất chấp bầu không khí thù địch và mất lòng tin sâu sắc.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến Đài Loan (Trung Quốc) tối 2/8?

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ đến Đài Loan (Trung Quốc) tối 2/8?

Một phóng viên đài TVBS của Đài Loan (Trung Quốc) dẫn 'nguồn tin riêng' cho hay, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể ...

Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm châu Á, kế hoạch thăm Đài Loan đặt ở trạng thái 'thăm dò'

Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm châu Á, kế hoạch thăm Đài Loan đặt ở trạng thái 'thăm dò'

Kênh truyền hình NBC dẫn các nguồn tin tiết lộ một phái đoàn chính thức do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dẫn đầu ...

(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Hoa hậu Hà Kiều Anh ngày càng rạng rỡ, gợi cảm

Hoa hậu Hà Kiều Anh ngày càng rạng rỡ, gợi cảm

Ở tuổi 47, Hoa hậu Hà Kiều Anh sở hữu nhan sắc vô cùng xinh đẹp, rạng rỡ cùng vóc dáng thon gọn, gợi cảm.
AFC Champions League 2023/24: Ghi bàn trận Hà Nội FC thắng Urawa Red Diamonds, Tuấn Hải có 4 bàn thắng tại vòng bảng

AFC Champions League 2023/24: Ghi bàn trận Hà Nội FC thắng Urawa Red Diamonds, Tuấn Hải có 4 bàn thắng tại vòng bảng

Tiền đạo Phạm Tuấn Hải ghi nhiều bàn thắng nhất cho Hà Nội FC ở đấu trường AFC Champions League 2023/24, vượt cả siêu sao Cristiano Ronaldo.
Điểm tin thế giới sáng 7/12: Thủ tướng Anh-Israel điện đàm, Tổng thống Mỹ 'bật mí' lý do tái tranh cử, UNESCO tôn vinh nghệ thuật Bolero

Điểm tin thế giới sáng 7/12: Thủ tướng Anh-Israel điện đàm, Tổng thống Mỹ 'bật mí' lý do tái tranh cử, UNESCO tôn vinh nghệ thuật Bolero

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/12.
Giá cà phê hôm nay 7/12/2023: Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh mẽ, vụ thu hoạch tới khó đạt kỷ lục?

Giá cà phê hôm nay 7/12/2023: Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh mẽ, vụ thu hoạch tới khó đạt kỷ lục?

Giá cà phê thế giới hồi phục mạnh trên tất cả các sàn phái sinh, do lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung...
Giá tiêu hôm nay 7/12/2023, thị trường khởi sắc, chuyên gia lạc quan, giá hồ tiêu có lực đẩy tăng

Giá tiêu hôm nay 7/12/2023, thị trường khởi sắc, chuyên gia lạc quan, giá hồ tiêu có lực đẩy tăng

Giá tiêu hôm nay 7/12/2023 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – 74.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 7/12/2023: Giá vàng tuột dốc, 'cá mập' bán ròng, xu hướng tăng đi vào hồi kết?

Giá vàng hôm nay 7/12/2023: Giá vàng tuột dốc, 'cá mập' bán ròng, xu hướng tăng đi vào hồi kết?

Giá vàng hôm nay 7/12/2023 tại thị trường trong nước và thế giới đảo chiều giảm sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Điểm tin thế giới sáng 7/12: Thủ tướng Anh-Israel điện đàm, Tổng thống Mỹ 'bật mí' lý do tái tranh cử, UNESCO tôn vinh nghệ thuật Bolero

Điểm tin thế giới sáng 7/12: Thủ tướng Anh-Israel điện đàm, Tổng thống Mỹ 'bật mí' lý do tái tranh cử, UNESCO tôn vinh nghệ thuật Bolero

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/12.
Nhật Bản huấn luyện 3 nước Đông Nam Á về an ninh hàng hải

Nhật Bản huấn luyện 3 nước Đông Nam Á về an ninh hàng hải

Nhật Bản bắt đầu huấn luyện các nước Indonesia, Philippines và Malaysia về giám sát biển từ trên không.
Israel và Ukraine chuẩn bị nhận gói viện trợ mới từ Mỹ

Israel và Ukraine chuẩn bị nhận gói viện trợ mới từ Mỹ

Thượng viện Mỹ công bố gói ngân sách 110,5 tỷ USD nhằm cung cấp viện trợ cho Ukraine và Israel, cũng như tăng cường an ninh biên giới.
Hai đặc vụ tình báo Tây Ban Nha dính cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ

Hai đặc vụ tình báo Tây Ban Nha dính cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ

Tây Ban Nha và Mỹ đã dàn xếp vụ việc bắt giữ 2 sĩ quan tình báo Tây Ban Nha dính cáo buộc làm việc cho Washington.
EU cảnh báo nguy cơ khủng bố trước thềm lễ Giáng sinh

EU cảnh báo nguy cơ khủng bố trước thềm lễ Giáng sinh

Do xung đột ở Dải Gaza, EU đối mặt với rủi ro tấn công khủng bố trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới.
Người dân Mỹ tín nhiệm Tổng thống Joe Biden như thế nào?

Người dân Mỹ tín nhiệm Tổng thống Joe Biden như thế nào?

Theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos, mức độ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gần với mức thấp nhất trong nhiệm kỳ.
Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Bốn tâm điểm tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO

Ngoại trưởng các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tề tựu ở Brussels (Bỉ) từ ngày 28-30/11 để thảo luận nhiều vấn đề lớn.
Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Tổng thống Hàn Quốc thăm Anh: Bàn đạp then chốt

Chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Anh đánh dấu bước chuyển mình mới trong quan hệ song phương thời gian tới.
Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Cuộc đua hấp dẫn tới phút cuối cùng

Bầu cử Quốc hội Hà Lan lần này chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao giữa thế lực truyền thống, đảng VVD và làn gió mới mang tên NSC. Ai sẽ chiến thắng?
Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas: Chuyện khó chẳng của riêng ai

Xung đột Israel - Hamas đặt Nhà nước Do Thái và các nước Arab, khối Hồi giáo trước nhiều bài toán khó khăn.
Cơ hội cuối cùng từ COP28

Cơ hội cuối cùng từ COP28

COP28 là dịp để các nước thể hiện quyết tâm của riêng mình, đề ra mục tiêu lớn hơn, vì một hành tinh xanh, bền vững cho tất cả.
Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Thủ tướng Australia tìm ‘trái ngọt’ tại Bắc Kinh

Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Anthony Albanese được kỳ vọng góp phần tái khởi động quan hệ song phương nhanh chóng hơn.
Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Xung đột Israel - Hamas: 'Cuộc chiến' dưới lòng đất ở Gaza

Lực lượng Hamas sở hữu một 'bảo bối' đặc biệt: mạng lưới đường hầm như mê cung dưới lòng đất.
Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Từ Thượng đỉnh Trái đất đến COP28

Tác động khôn lường của biến đổi khí hậu được cảnh báo từ lâu và các quốc gia trên thế giới đã có những nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn.
Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Giữa lúc xung đột thế giới phức tạp, có giải pháp thay thế năng lượng hạt nhân?

Để thực hiện Net Zero vào năm 2050, thế giới rất khó có giải pháp thay thế cho năng lượng hạt nhân.
Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Hủy phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện, Nga mong tạo thế cân bằng với Mỹ nhưng lại dấy lên mối lo ngại mới

Mặc dù Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện chưa có hiệu lực, thời gian qua, về cơ bản các nước đã tuân thủ việc không tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga: Cuộc cách mạng giải phóng con người

Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng xã hội, giải phóng con người, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của thế giới.
Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Sau Thế chiến II, khuynh hướng liên kết khu vực và toàn cầu hóa bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ở châu Âu, hàng loạt tổ chức, cộng đồng được hình thành.
East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

East Asia Forum: Đã đến lúc Nhật Bản gia nhập AUKUS?

Nhật Bản sẽ gặt hái lợi ích khi gia nhập Hiệp ước đối tác an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), nếu có thể giải quyết một số thách thức đáng chú ý.
Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Nhìn lại 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas qua những con số

Những con số được công bố sau 55 ngày giao tranh ác liệt giữa Israel-Hamas có thể khiến thế giới phải giật mình.
Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Xung đột Israel - Hamas: Lệnh ngừng bắn gia hạn '1 ngày quý giá', chẳng xá gì nhưng 'có còn hơn không'

Bằng các nỗ lực ngoại giao con thoi của nhiều nước, lệnh ngừng bắn Israel - Hamas được gia hạn thêm một ngày.
Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Seoul, Bình Nhưỡng quyết 'không nhường một bước', bán đảo Triều Tiên rơi vào 'cảnh báo đỏ'

Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được hai miền Triều Tiên xem là thiết bị an toàn cuối cùng kiềm chế căng thẳng liên triều leo thang.
Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Thoả thuận Mỹ-Trung Quốc về ứng dụng AI trong quân sự: Washington có đang mất dần lợi thế?

Giới quan sát đang có những ý kiến khác nhau về thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quân sự.
Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Phiên bản di động