Nhỏ Bình thường Lớn

70% rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) vừa cập nhật số liệu cho thấy, rau qủa Việt Nam xuất khẩu 8 tháng qua chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20160923221431 Doanh nghiệp Nga cần tìm nguồn rau quả từ Việt Nam
tin nhap 20160923221431 Thời của rau quả xấu mã

Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2016, rau quả xuất siêu hơn 1 tỷ USD, vượt qua lúa gạo để trở thành mũi nhọn nông sản xuất khẩu, với kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng trưởng 21,8% so với cùng kỳ năm 2015. Trong số các thị trường nhập rau quả Việt Nam, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm đến 70%, đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng vị trí thứ hai về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc, đạt 59,44 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 3,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến, thị trường Hoa Kỳ đạt 54,76 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước.

tin nhap 20160923221431

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả VN xuất khẩu (Ảnh minh họa: KT)

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2016, thì hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; một số thị trường có mức tăng trưởng cao như: Anh tăng 39%; sang UAE tăng 37,1%; Malaysia tăng 23,3%;... Tuy nhiên, xuất khẩu lại sụt giảm mạnh ở một số thị trường như: Campuchia giảm 193,7%; Hồng Kông giảm 105%; sang Cô Oét giảm 146,6%;…

Mặc dù xuất khẩu rau quả từ nay tới hết năm được nhìn nhận tương đối khả quan, song theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu mặt hàng này vẫn phải đối mặt với một số khó khăn từ các thị trường. Chẳng hạn, tại thị trường Ấn Độ, xuất khẩu gặp nhiều rủi ro vì phải chấp nhận phương thức thanh toán trả sau. Ngoài ra, khách hàng Ấn độ thanh toán rất chậm (dạng gối đầu) không phải ngay sau khi nhận được hàng, dẫn tới tình trạng, khi khách hàng không tiêu thụ được hàng, doanh nghiệp không thu được tiền.

Đối với thị trường rất lớn của rau qủa Việt Nam là Trung Quốc thì gần đây một số doanh nghiệp Trung quốc nhận được thông tin chưa chính xác, nên đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam phải cung cấp các chứng từ xác nhận doanh nghiệp nằm trong danh sách đã được Bộ NN&PTNT đăng ký gửi cho Trung Quốc mới được thông quan. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho các doanh nghiệp.

Thực chất, quy định đăng ký nêu trên đã có từ tháng 7/2009, song đến nay vẫn chưa thực hiện và chưa hề có yêu cầu tăng thêm kiểm tra.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, đối với ngành rau quả nói chung, thời gian qua, tình hình nhập khẩu rau quả tại một số thị trường tăng nóng cũng gây ra khó khăn nhất định.

tin nhap 20160923221431
Ấn Độ: Sản xuất nhiều, tiêu thụ ít

Ở quốc gia sản xuất rau quả hàng đầu thế giới, người dân lại tiêu thụ không đủ lượng rau xanh cần thiết…

tin nhap 20160923221431
Nhà máy trồng rau bằng robot

Công ty sản xuất rau quả Spread của Nhật Bản đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy trồng rau diếp tại Kyoto vào năm ...

tin nhap 20160923221431
Nga - EU: “Ăn miếng trả miếng” - Đôi bên cùng “đắng miệng”

Người tiêu dùng Nga “chua chat” nhìn giá thực phẩm leo thang sau khi nước này cấm nhập khẩu nhiều loại trái cây, rau quả, ...

tin nhap 20160923221431
Buồn khi rau quả… được mùa

Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đã được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam từ 5-7 năm nay nhưng dường ...

P.V (theo VOV)