Bầu cử Mỹ 2024: 'Mối tình' Mỹ-NATO sẽ ra sao hậu bầu cử

Ngọc Anh
Mối quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống trong cuộc chạy đua tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mối quan hệ của Mỹ và NATO sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai sẽ trở thành Tổng thống trong cuộc chạy đua tới. (Nguồn: Shutterstock)
Mối quan hệ của Mỹ và NATO sẽ bước vào một giai đoạn mới, bất kể ai sẽ trở thành chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc chạy đua tới. (Nguồn: Shutterstock)

Đó là nhận định trong một báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập có trụ sở tại Washington về tương lai của quan hệ Mỹ-NATO sau cuộc chạy đua vào chiếc ghế quyền lực ngày 5/11.

Đường rẽ quyết định

Theo CSIS, nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, khả năng rất cao Mỹ sẽ giảm dần sự hiện diện trong NATO, gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ liên minh này.

Ngược lại, nếu phó Tổng thống Kamala Harris giành chiến thắng, trở thành chủ nhân Nhà Trắng, cục diện quan hệ Mỹ -NATO có thể sẽ thay đổi một cách “tinh tế” hơn, bởi bà Harris được cho là nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì các chính sách của người tiền nhiệm Joe Biden.

Tuy nhiên, chính sách của bà Harris, cũng giống như thời Tổng thống Obama, những vị chủ nhân Nhà Trắng đại diện cho thế hệ lãnh đạo sau Chiến tranh Lạnh, Washington cũng sẽ ít gắn bó với NATO và châu Âu hơn. Ưu tiên và mối quan tâm của Mỹ sẽ dần chuyển hướng ra ngoài khu vực này.

Nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, Mỹ sẽ giảm dần sức sự hiện diện trong NATO, gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ liên minh này. (Nguồn: AP)
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Watford (Anh) năm 2019. (Nguồn: AP)

Báo cáo của CSIS khẳng định, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine năm 2022 đã phơi bày sự phụ thuộc sâu sắc về quân sự của châu Âu với đồng minh siêu cường Mỹ. Trên thực tế, an ninh châu Âu phụ thuộc vào Washington thông qua liên minh quân sự NATO, lực lượng này hỗ trợ các hoạt động do Mỹ dẫn dắt.

Dù các quốc gia thành viên NATO tại châu Âu đóng góp lực lượng và nguồn lực to lớn, Mỹ vẫn là “đầu tàu” cung cấp nhiều năng lực chiến lược quan trọng cho châu lục này. Tiêu biểu như tiếp nhiên liệu trên không, tình báo chiến thuật, chỉ huy và kiểm soát chiến trường, đặc biệt là dự trữ đạn dược – vốn là nguồn lực mà châu Âu thiếu hụt.

Tin liên quan
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Phe bà Harris tung Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Phe bà Harris tung 'chiến mã' trong chặng nước rút, châu Âu nói về tương lai

Ngoài ra, các đồng minh châu Âu của NATO đã tăng cường chi tiêu quốc phòng lên 1/3, tổng cộng khoảng 380 tỷ USD mỗi năm. Nhưng dẫu chi tiêu quốc phòng tăng, liên minh này vẫn chưa thể giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Do đó, Washington vẫn là nhân tố không thể thiếu cho an ninh châu Âu và NATO.

Nếu Mỹ đột ngột rút lui khỏi NATO sẽ để lại một lỗ hổng lớn khó có thể bù đắp trong kiến trúc an ninh châu Âu. Các quốc gia châu Âu sẽ cần nhiều năm để mua sắm trang bị và xây dựng năng lực quân sự chủ chốt, cũng như thay đổi cách thức hợp tác.

Nếu ông Trump thắng cử?

CSIS cho rằng, dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump thứ hai, NATO sẽ phải đối mặt với nhiều “sự khó nhằn”.

Ông Trump từ lâu đã chỉ trích NATO và hiện tại có vẻ cũng đã có những kế hoạch cụ thể để giảm sự can dự của Mỹ vào liên minh này. Tuy nhiên, nếu ông Trump tái đắc cử, Mỹ cũng sẽ không thể hoàn toàn rút khỏi NATO, bởi điều này cần Thượng viện chấp thuận.

 Mỹ và NATO tổ chức huấn luyện tên lửa hải quân chung. (Nguồn: ABC News)
Hải quân Mỹ và NATO tham gia diễn tập chung ở Bắc Đại Tây Dương. (Nguồn: ABC News)

Các tổ chức ủng hộ ông Trump đang đưa ra những đề xuất chính sách cụ thể như “NATO yên ắng” hay Dự án 2025 của Heritage Foundation nhằm “thay da đổi thịt cho NATO” bằng cách chuyển gánh nặng quân sự sang châu Âu. Theo một video đăng trên trang web chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump tháng 3/2023, ông sẵn sàng “hoàn tất quá trình tái đánh giá mục đích và sứ mệnh NATO” trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Mặc dù châu Âu có thể hy vọng việc tăng cường chi tiêu quốc phòng sẽ giảm bớt thái độ phản đối của ông Trump, nhưng có vẻ hiệu quả sẽ không cao. Cựu Tổng thống và các đồng minh cuối cùng rồi sẽ cảm thấy thất vọng vì sự phụ thuộc quân sự của châu Âu vào Washington. Vì vậy, việc tăng chi tiêu này chỉ nhằm giảm vai trò của Mỹ trong an ninh châu Âu, chứ không phải để củng cố NATO.

Các đồng minh của ông Trump không còn xem chi tiêu quốc phòng chỉ là vấn đề của riêng NATO, mà đang xem xét cách để các nước châu Âu “gánh vác thêm” trách nhiệm quân sự. Các đề xuất bao gồm: Mỹ tiếp tục bảo trợ hạt nhân cho NATO, duy trì các căn cứ ở Đức, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời buộc châu Âu phải phụ trách các lực lượng quân sự thông thường.

Ngoài ra, một kế hoạch khác đề xuất chia các nước đồng minh thành hai nhóm: nhóm đáp ứng ngưỡng chi tiêu quốc phòng chiếm ít nhất 2% GDP quốc gia và nhóm không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, kế hoạch này thách thức Điều 5 Hiến chương NATO về phòng thủ tập thể và bảo vệ lẫn nhau.

Kế thừa và điều chỉnh

Theo CSIS, nếu bà Harris chiến thắng, sẽ đánh dấu sự chuyển giao thế hệ trong đường lối lãnh đạo của Washington. Quan điểm của Tổng thống Biden chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Chiến tranh Lạnh, gắn bó mật thiết với NATO và quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Bởi thế, chính quyền của bà Harris có thể vẫn sẽ tiếp nối sự ủng hộ của ông Biden đối với NATO và Ukraine. Tuy nhiên, do an ninh châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, các đồng minh châu Âu khó tránh cảm giác bất an khi chuyển giao từ ông Biden sang bà Harris. Các nước này sẽ liên tục tìm kiếm sự đảm bảo mà bà Harris khó có thể đáp ứng hoàn toàn.

Chính quyền của bà Harris có thể sẽ tiếp nối sự ủng hộ mạnh mẽ của ông Biden đối với NATO. (Nguồn: Anadolu Ajansı)
Nếu chiến thắng, bà Kamala Harris có thể sẽ tiếp nối sự ủng hộ của Tổng thống Joe Biden đối với NATO. (Nguồn: Anadolu Ajansı)

Nghiên cứu từ CSIS cho rằng bà Harris cũng có thể gặp khó khăn khi cố duy trì mức độ gắn bó và cam kết sâu sắc với châu Âu như ông Biden, người đã xây dựng quan hệ với châu lục này trong suốt hàng chục năm qua.

Dù bà Harris không có mối liên hệ sâu sắc với châu Âu, nhưng đội ngũ an ninh quốc gia hiện tại của bà như Cố vấn an ninh quốc gia Phil Gordon và Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith lại là những chuyên gia về châu Âu. Nếu hai người này tiếp tục phục vụ trong chính quyền của bà Harris một khi bà trúng cử, sẽ giúp củng cố niềm tin cho châu Âu.

Nếu bà Harris vào Nhà Trắng, Mỹ vẫn có thể chuyển hướng sang những vấn đề khác, đặc biệt trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ thường tập trung vào các vấn đề nội địa. Cũng như nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, bà Harris có thể sẽ vẫn kiên định với NATO nhưng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, ông Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italy Enrico Letta, lại cho rằng “với nhiều người châu Âu, Tổng thống Obama không dành đủ nhiều tình yêu cho họ”.

Bên cạnh đó, CSIS cũng nhấn mạnh, Mỹ cần bước đi thận trọng hơn với NATO, vì đây là liên minh quân sự mạnh nhất và lâu dài nhất trong lịch sử.

Mỹ cần bước đi thận trọng hơn với NATO, vì đây là liên minh quân sự mạnh nhất và lâu dài nhất trong lịch sử.
Mỹ cần bước đi thận trọng hơn với NATO. (Nguồn: Reuters)

Thay đổi để thích ứng

Việc Mỹ rút đột ngột các lực lượng ra khỏi NATO sẽ khiến an ninh châu Âu tổn thương nghiêm trọng, nhất là trong bối cảnh có nhiều mối đe doạ an ninh ở vùng ngoại vi. Sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, để châu lục này xây dựng “trụ cột châu Âu” trong NATO nhằm giảm bớt phụ thuộc quân sự truyền thống với Mỹ. Nỗ lực này lẽ ra nên bắt đầu ngay sau Chiến tranh Lạnh, khi Liên minh châu Âu (EU) được thành lập. Nhưng do những khác biệt trong nội bộ châu Âu và sự phản đối của Mỹ, ý định này chưa có bước tiến triển.

Đã đến lúc Mỹ cần hỗ trợ nhiều hơn cho việc hình thành một “trụ cột châu Âu”. Với chính quyền ông Trump, nỗ lực này sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian. Còn với chính quyền bà Harris, sự phản đối của Mỹ đối với trụ cột châu Âu, cũng như các nỗ lực phòng thủ của EU, đòi hỏi Washington phải can dự sâu rộng và lâu dài hơn vào châu lục này. Đây cũng là điều mà Mỹ khó có thể duy trì khi đang chuyển hướng sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Cuối cùng, theo các chuyên gia CSIS, việc xây dựng một “trụ cột châu Âu” trong NATO sẽ đòi hỏi sự hội nhập quốc phòng đáng kể từ các nước ở châu lục, trong đó EU cần khẳng định vai trò của mình nhiều hơn. Ngoài ra, EU cũng nên hành động nhiều hơn về quốc phòng, từ việc tạo quỹ chung cho đến thống nhất nền công nghiệp quốc phòng đang phân mảnh của châu Âu.

Tựu trung, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới sẽ không chỉ định hình tương lai của nước Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự thế giới và các liên minh chiến lược. Dù ai giành chiến thắng, chính quyền mới cũng đều đối mặt với hàng loạt thách thức từ trong nước đến quốc tế, từ kinh tế, an ninh cho đến những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và công nghệ.

Trong bối cảnh này, những quyết sách của Washington sẽ tác động mạnh mẽ đến đồng minh và đối thủ trên toàn cầu, đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược và cam kết vững chắc.

Mỹ-EU: Mối quan hệ 'lơ lửng trong sự cân bằng'

Mỹ-EU: Mối quan hệ 'lơ lửng trong sự cân bằng'

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bùng nổ, đe dọa lạm phát trên diện rộng ở ...

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) - viện nghiên cứu chính sách độc lập của Mỹ đưa ra những phân tích, nhận ...

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Quẳng gánh lo' liên quan đến bầu cử, Mỹ sắp gửi tiền đến Ukraine, đúng như cam kết

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Quẳng gánh lo' liên quan đến bầu cử, Mỹ sắp gửi tiền đến Ukraine, đúng như cam kết

Ngày 23/10, Nhà Trắng thông báo, các đồng minh phương Tây đang tiến hành gói vay 50 tỷ USD cho Ukraine, được bảo đảm bằng ...

Tin thế giới 24/10: Nga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ lại đi Qatar

Tin thế giới 24/10: Nga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ lại đi Qatar

Ukraine cách chức Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy UAV, Đức, Áo triệu phái viên Triều Tiên liên quan đến Nga, nhiều quốc gia NATO ...

Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'gọi tên' ông Trump, EUR 'tụt dốc', đà suy yếu chưa dừng ở đó

Bầu cử Mỹ 2024: Thị trường 'gọi tên' ông Trump, EUR 'tụt dốc', đà suy yếu chưa dừng ở đó

Đồng EUR tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chính trong nhóm G10 - nhóm 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều ...

(theo CSIS)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động