Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Câu 'thần chú' được niệm suốt cuộc song đấu, câu hỏi về 'bình yên' sau lá phiếu cuối cùng

Vy Anh
Mặc dù Ngày bầu cử (5/11 theo giờ địa phương) đang ở những phút gay cấn nhưng người dân Mỹ không thể quên nghĩ tới quá trình chuyển giao quyền lực. Họ luôn được nhắc nhở về một câu "thần chú" với mong muốn những "tiền lệ" xấu không lặp lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Câu 'thần chú' được niệm suốt cuộc song đấu, câu hỏi về 'bình yên' sau lá phiếu cuối cùng
Ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa phát biểu trong cuộc vận động tranh cử cuối cùng của ông tại Van Andel Arena ở Grand Rapids, Michigan, sáng sớm ngày 5/11. (Nguồn: AFP)

“Tại một thời điểm, Mỹ chỉ có duy nhất một tổng thống”

Trong những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ 2024, người dân nước này thường xuyên được nhắc nhở về câu "thần chú" trên, liên quan đến quá trình chuyển giao quyền lực.

Đảng Dân chủ đang cảnh báo rằng, nếu cựu Tổng thống Donald Trump thắng cử, ông sẽ không tuân thủ các quy tắc và nghi thức chuyển giao quyền lực, tương tự lần trước khi ông thắng vào năm 2016.

Tin liên quan
Cập nhật kết quả bầu cử Mỹ 2024: Chênh lệch không ngờ ở chiến địa, ông Trump mong sẽ có chiến thắng lớn, phe Dân chủ có kế hoạch quyết liệt Cập nhật kết quả bầu cử Mỹ 2024: Chênh lệch không ngờ ở chiến địa, ông Trump mong sẽ có chiến thắng lớn, phe Dân chủ có kế hoạch quyết liệt

Một trong những nguyên tắc của quá trình chuyển giao quyền lực là tổng thống đắc cử không làm suy yếu tổng thống sắp mãn nhiệm bằng cách can thiệp vào quá trình hoạch định chính sách trong giai đoạn trước khi nhậm chức.

Điều này đặc biệt đúng đối với chính sách đối ngoại. Các tổng thống trước đây đã đảm bảo rằng tại một thời điểm, Mỹ chỉ có duy nhất một tổng thống.

Năm 1992, Tổng thống Bill Clinton đã nhấn mạnh điểm này. Ngay sau khi giành chiến thắng, ông đã kêu gọi “các đối tác và kẻ thù của Mỹ công nhận, như tôi đã công nhận, rằng tại một thời điểm, Mỹ chỉ có duy nhất một tổng thống”.

Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama cũng đã làm như vậy.

Tuy nhiên, vào năm 2016, đã có sự phản đối kịch liệt khi ông Donald Trump mới đắc cử thực hiện một số động thái được coi là vi phạm truyền thống đã được ghi nhận trong luật.

Cụ thể, Đạo luật Logan năm 1799 cấm công dân Mỹ trao đổi thư từ hoặc đàm phán trái phép với các chính phủ nước ngoài làm suy yếu vị thế của chính phủ. Theo các nhà sử học về tổng thống, luật này nhằm bảo vệ quyền hạn của tổng thống theo Hiến pháp, nhất là trong quan hệ với các quốc gia nước ngoài.

Năm 2016, nghị sĩ Jared Huffman của đảng Dân chủ đã đưa dự luật mang tên "Đạo luật Một tổng thống tại một thời điểm" ra nghị viện để sửa đổi Đạo luật Logan nhằm "đảm bảo rằng chính sách đối ngoại của Mỹ chỉ được chỉ đạo bởi tổng thống đương nhiệm" và áp dụng luật này cho các tổng thống đắc cử sau này.

Mặc dù nghị quyết không được thông qua, nhưng có thể hiểu rằng Đạo luật Logan được áp dụng cho các tổng thống đắc cử tương tự đối với công dân Mỹ. Nhiều người đã viện dẫn Đạo luật Logan khi chỉ trích Tổng thống đắc cử Trump về hai động thái mà ông từng thực hiện sau cuộc bầu cử năm 2016.

Đầu tiên là cuộc điện đàm vào tháng 12 giữa ông và lãnh đạo chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), cuộc điện đàm đầu tiên của một tổng thống đắc cử Mỹ kể từ năm 1979.

Thứ hai là sự phản đối của ông về việc chính quyền Barack Obama bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu Israel chấm dứt các hoạt động chiếm đóng.

Tổng thống đắc cử Trump thời điểm đó đã can thiệp với tư cách cá nhân và chưa từng có tiền lệ, thông qua các cuộc điện đàm (được thư ký báo chí của ông xác nhận) với Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, mà ông được cho là đã thảo luận về nghị quyết này.

Theo Trung tâm chuyển giao quyền lực tổng thống, trong thời kỳ chuyển tiếp, tổng thống đắc cử "theo truyền thống chỉ giao thiệp hạn chế với các nhà lãnh đạo nước ngoài".

Trung tâm này nói thêm rằng, "điều quan trọng đối với tổng thống đắc cử và đội ngũ của người này là đảm bảo chính phủ luôn luôn chỉ có một lập trường, đặc biệt là về các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại".

Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Câu 'thần chú' được niệm suốt cuộc song đấu, câu hỏi về 'bình yên' sau lá phiếu cuối cùng
Cử tri xếp hàng để bỏ phiếu tại Smyrna, Georgia, ngày 5/11. (Nguồn: CNN)

Lập trường "kệ" của ông Trump

Nhiều người dân Mỹ lo ngại rằng trong cuộc bầu cử năm nay, nếu đắc cử, ông Trump không những sẽ lặp lại điều đã làm mà còn tăng cường đưa ra các quyết định và cam kết về chính sách đối ngoại mà không phối hợp với chính quyền Tổng thống Biden, qua đó làm suy yếu chính quyền tổng thống đương nhiệm.

Họ rút ra điều này từ các lập trường và tuyên bố gần đây của ông Trump.

Đầu tháng 11, ứng viên đảng Cộng hòa nói với những người ủng hộ mình rằng ông đã điện đàm với lãnh đạo Israel Netanyahu về tình hình ở Trung Đông. Báo chí đưa tin, khi được hỏi về cách ứng phó với cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, ông Trump đã nói với ông Netanyahu rằng "hãy làm những gì ông phải làm".

Tạp chí Slate coi đây, nếu chính xác, "không chỉ là hành động liều lĩnh về mặt ngoại giao mà còn có khả năng là hành vi phạm tội cấp liên bang", ám chỉ đến Đạo luật Logan.

Bên cạnh đó, trong cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris, ông Trump đã cam kết sẽ giải quyết xung đột Nga-Ukraine "trước khi tôi trở thành tổng thống", đồng thời nói thêm rằng ông sẽ làm điều đó "nếu tôi thắng, khi tôi là tổng thống đắc cử".

Aaron Miller, thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegiek, nhận định, ông Trump không cần phải tiếp cận bất kỳ ai vì mọi người đều đang tiếp cận ông, bao gồm cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên, ông Miller bày tỏ lo ngại rằng cựu Tổng thống Trump "sẽ tạo ra kỳ vọng và đưa ra những lời hứa và cam kết mà ông không được pháp luật trao quyền để thực hiện".

Những chia rẽ ở Mỹ về cuộc bầu cử và lập trường của ông Trump lan rộng đến mọi khía cạnh của quá trình chuyển giao quyền lực và quyền hạn của tổng thống. Sẽ không thực tế khi mong đợi quá trình chuyển giao sắp tới sẽ khác nếu ông Trump thắng cử. Washington đang nín thở và hy vọng Mỹ sẽ không bị lặp lại quá trình chuyển giao hồi đầu năm 2021.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Chưa đầy 48 giờ nữa, toàn thế giới sẽ biết ai trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tuy nhiên, cho đến giờ ...

Không khí ‘nóng hừng hực’ trong tuần cuối của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Không khí ‘nóng hừng hực’ trong tuần cuối của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Nước Mỹ đang "sục sôi" với cuộc đua nước rút trong tuần cuối chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ giữa hai ứng viên Kamala ...

Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Lại một 'chung kết' se lạnh và không có mưa, người Mỹ đã quen '30 chưa phải là Tết'

Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Lại một 'chung kết' se lạnh và không có mưa, người Mỹ đã quen '30 chưa phải là Tết'

Quả thật, người dân Mỹ chỉ trả lời là họ sẽ bỏ phiếu cho ai. Còn ai trúng Tổng thống thì họ không thể trả ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Chỉ vài tiếng nữa, nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống thứ 47, cả 3 mô hình dự báo kết quả ...

(theo Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Năm 2024, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch Covid-19 và các xung đột liên tiếp xảy ra trên toàn cầu.
Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Bán kết ASEAN Cup: Cháy vé trận tuyển Việt Nam gặp Singapore

Toàn bộ vé trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore tại bán kết ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) được VFF thông báo đã bán hết.
Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng.
Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Cận cảnh siêu xe thể thao Praga Bohema trị giá 1,43 triệu USD vừa được bàn giao

Praga Bohema là mẫu siêu xe thể thao đặc biệt được chế tác thủ công tỉ mỉ với số lượng giới hạn chỉ 20 chiếc và có giá bán lên ...
BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

BYD sắp trình làng xe thể thao chạy điện mới, cạnh tranh với Porsche 911

Xe thể thao điện Denza (thương hiệu con của BYD) dự kiến được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025 với mức giá khoảng 300.000 Nhân dân ...
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động