Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Quang Hiếu
Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga. Kết quả của các cuộc tấn công này là gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ukraine được gì qua các cuộc tấn công hàng trăm mục tiêu vào lãnh thổ Nga trong năm 2024?
Cuộc tấn công bằng UAV ở Tatarstan, Nga vào ngày 2/4/2024. (Ảnh chụp màn hình từ video trên mạng xã hội)

Các cuộc tấn công của Ukraine đã nhắm vào các nhà máy lọc dầu, kho vũ khí, nhà máy sản xuất vũ khí cũng như các sân bay quân sự của Nga.

Các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga không có khả năng ngăn chặn xung đột nhưng được cho là đã làm chậm bước tiến của Moscow, cản trở hậu cần và đẩy các kho vũ khí về phía Đông.

"Theo những gì chúng tôi được biết, điều này không còn là bí mật nữa, máy bay không người lái (UAV) tầm xa của Ukraine về mặt lý thuyết có thể hoạt động ở phạm vi lên tới 2.000 km", người phát ngôn Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) Andrii Yusov cho biết vào ngày 27/12.

Tin liên quan
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Số lượng hơn chất lượng

Đối với Ukraine, năm 2024 là một năm đột phá trong việc triển khai UAV tầm xa. Vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết lực lượng nước này đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 200 cơ sở quân sự ở Nga bằng công nghệ "bầy đàn UAV". Cả Ukraine và Nga đều sử dụng công nghệ này, bao gồm việc phóng hàng chục, đôi khi là hàng trăm UAV cùng một lúc, để chế ngự hệ thống phòng không, thường là theo từng đợt.

Các hệ thống phòng không của Nga, chủ yếu được thiết kế để bảo vệ chống lại các mục tiêu lớn như tên lửa hoặc máy bay, không phải lúc nào cũng xác định được UAV kích thước nhỏ. Ukraine đã chế tạo được hàng nghìn UAV tầm xa trong vòng một năm.

Các quan chức Ukraine không công khai xác nhận các cuộc tấn công bằng UAV nên số lượng UAV được phóng chỉ có thể ước tính dựa trên các báo cáo của Nga, phương tiện truyền thông độc lập địa phương hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Theo các báo cáo của Nga, cuộc tấn công UAV lớn nhất của Ukraine trong năm 2024 vào lãnh thổ Nga diễn ra vào ngày 1/9. Chính quyền Nga tuyên bố đã bắn hạ 158 UAV trên 16 khu vực, bao gồm cả Moscow. Theo Reuters, cuộc tấn công đã gây ra hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu của Gazpromneft ở quận Kapotnya của Moscow, sau đó nhà máy đã đóng cửa một nửa công suất.

Các nhà máy điện ở vùng Moscow và vùng Tver cũng bị nhắm mục tiêu, và một mạng lưới phân phối khí đốt ở Konakovo thuộc vùng Tver đã bị hư hại.

Cuộc tấn công lớn thứ hai được ghi nhận diễn ra vào ngày 10/9, khi các quan chức Nga tuyên bố rằng phòng không Nga đã bắn hạ 144 UAV. Số lượng UAV cao nhất, 72 chiếc, được báo cáo là bị bắn hạ ở vùng Bryansk, tiếp theo là vùng Moscow (20 chiếc) và vùng Kursk (14 chiếc).

Thống đốc vùng Moscow Andrey Vorobyov cho biết các mảnh vỡ của UAV đã rơi xuống các tòa nhà dân cư. Tại thị trấn Ramenskoye, cách Moscow 46 km (28 dặm) về phía Đông Nam, một phụ nữ 46 tuổi đã thiệt mạng và ba người khác bị thương.

Ông Mattias Eken, một chuyên gia về quốc phòng và an ninh tại Tổ chức RAND (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ), cho rằng Nga có thể sẽ cần nâng cấp công nghệ radar của mình để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của các UAV nhỏ. Công nghệ này tích hợp các hệ thống phát hiện quang học và âm thanh để phát hiện UAV một cách đáng tin cậy ở tầm xa và việc nâng cấp có thể mất nhiều năm, theo chuyên gia này.

Trong khi đó, Nga đang cố gắng bảo vệ không phận của mình bằng cách tăng số lượng các nhóm hỏa lực cơ động, cùng với các phương pháp khác. Ukraine đã chứng minh rằng bước đi này cũng sẽ đòi hỏi nguồn lực lớn, xét đến khả năng tầm xa của UAV.

Tầm hoạt động hàng nghìn km

UAV có giá thành rẻ hơn nhiều so với tên lửa đang được sản xuất nhưng có tầm hoạt động ấn tượng không kém. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Umerov, Ukraine đã tăng cường năng lực quân sự tầm xa của mình "nhiều lần" trong năm nay.

Vào tháng 4, Ukraine lần đầu tiên đã bắn trúng mục tiêu cách biên giới quốc gia 1.300 km (807 dặm).

Một UAV của Ukraine đã nhắm vào một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga, tọa lạc tại thành phố Nizhnekamsk ở Tatarstan của Nga. Cuộc tấn công vào Tatarstan cũng đã đánh trúng một cơ sở sản xuất UAV tấn công loại Shahed tại Đặc khu kinh tế Alabuga của Nga.

Một nguồn tin trong Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) cho biết UAV đã tấn công cơ sở lọc dầu chính của nhà máy lọc dầu với công suất sản xuất hàng năm khoảng 8 triệu tấn, chiếm 2,6% công suất chế biến dầu hàng năm của Nga.

Vào tháng 7, một UAV của Ukraine đã lập kỷ lục tầm xa mới khi tấn công sân bay quân sự Olenya ở tỉnh Murmansk của Nga và làm hư hại một máy bay ném bom Tu-22M3. Mục tiêu này cách biên giới khoảng 1.800 km.

Các cuộc tấn công tầm xa buộc Nga phải di dời máy bay, ảnh hưởng đến kế hoạch chiến lược trong xung đột với Ukraine. Cho đến nay, Nga đã di chuyển 90% máy bay cách biên giới với Ukraine hơn 300 km sau các cuộc đàm phán cho phép tấn công tầm xa bằng tên lửa do Mỹ cung cấp vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở quân sự của Nga không thể di chuyển và do đó trở thành mục tiêu mở cho UAV của Ukraine.

Các kho vũ khí

Một trong số các mục tiêu mà Ukraine tập trung nhắm đến là các kho vũ khí của Nga. Vào tháng 9, UAV của Ukraine đã đốt cháy ít nhất 30.000 tấn đạn dược của Nga, được cho là bao gồm cả tên lửa đạn đạo.

Kho vũ khí ở Toropets thuộc Tver Oblast của Nga được cho là có thể chịu được một cuộc tấn công hạt nhân nhưng dường như lại đối phó không hiệu quả với UAV do Ukraine sản xuất. Nguồn tin trong SBU cho biết cuộc tấn công "thực sự đã xóa sổ một nhà kho lớn các bộ phận tên lửa và pháo binh chính của Bộ Quốc phòng Nga".

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh nhận định rằng các cuộc tấn công vào Toropets và sau đó là kho vũ khí ở thị trấn Tikhoretsk đã phá hủy số vũ khí được coi là "thiệt hại đạn dược lớn nhất" của Nga kể từ xung đột với Ukraine.

Các chuyên gia Ukraine tin rằng ngay cả những thiệt hại nhỏ đối với các nhà kho, mặc dù có thể không nhìn thấy trên hình ảnh vệ tinh, cũng có thể dẫn đến những biến chứng đáng kể trong các hoạt động hậu cần của Nga.

"Nếu bạn tiến hành 10 cuộc tấn công bằng UAV và khiến cơ sở vũ khí đó không thể dỡ hoặc lưu trữ đạn dược mới trong 5, 6 giờ hoặc 8 giờ, thì đó là một tác động lớn vì cơ sở đó không hoạt động trong một ngày. Nó có thể không gây ra thiệt hại gì, nhưng nó vẫn sẽ có tác động tới xung đột vì những quả đạn dược đó sẽ không đến được tiền tuyến", ông Michael Bohnert, một kỹ sư thuộc Tổ chức nghiên cứu RAND, nói.

Federico Borsari, một thành viên tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu (CEPA), lưu ý rằng những tổn thất đáng kể hơn, chẳng hạn như lượng vũ khí đắt tiền đủ dùng trong một tháng, có thể làm chậm tốc độ tiến quân của quân đội Nga ở tiền tuyến, cũng như làm giảm lượng hỏa lực.

Gây áp lực cho dầu Nga

Xuất khẩu năng lượng từ lâu là nguồn thu chính của Moscow. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đã chịu thiệt hại nặng nề nhất từ ​​các cuộc tấn công gần đây của Ukraine, dẫn đến gián đoạn sản xuất và giá nhiên liệu tăng mạnh ở nước này.

Vào cuối tháng 4, giá dầu diesel tăng gần 10%, trong khi giá xăng đạt mức cao nhất trong sáu tháng, tăng hơn 20% so với đầu năm, Politico đưa tin. Trong khi đó, gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom đã chịu lỗ ròng nửa đầu năm 2024, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo tài chính của công ty.

Sau các cuộc tấn công, nhiều nhà máy lọc dầu cũng đã buộc phải tạm dừng sản xuất. Theo tính toán của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 7, các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu của Nga đã khiến sản lượng giảm khoảng 17%.

Vào tháng 8, một cuộc tấn công của Ukraine vào nhà máy lọc dầu Kavkaz bên ngoài Proletarsk, một thị trấn ở Rostov Oblast của Nga, đã gây ra một vụ hỏa hoạn kéo dài. Đám cháy lan sang một cơ sở lưu trữ dầu mỏ, khiến việc dập tắt trở nên cực kỳ khó khăn. Chính quyền Nga không thông báo mức độ thiệt hại, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực bị ảnh hưởng khá lớn.

Theo Reuters, tính đến tháng 11, ít nhất ba nhà máy lọc dầu của Nga, bao gồm Tuapse, Ilyich và Novoshakhtinsk, đã buộc phải dừng hoặc thu hẹp sản xuất do thua lỗ đáng kể và phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa.

Dưới các cuộc tấn công thường xuyên của Ukraine và áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang tìm ra những hướng mới để tiếp tục xuất khẩu.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Tại diễn đàn công nghiệp quốc phòng quốc tế lần thứ hai của Ukraine vào tháng 10, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine có thể sản xuất ít nhất 4 triệu UAV mỗi năm và hơn 1,5 triệu UAV đã được ký hợp đồng sản xuất.

Bước sang năm 2025, quân đội Ukraine không chỉ với cam kết tăng sản lượng UAV mà còn tìm cách tăng cường sản xuất tên lửa trong bối cảnh nguồn cung vũ khí từ các đối tác phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể suy giảm.

Ông Zelensky đã kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine để duy trì sản lượng ở mức cao.

"Nhờ có ngành công nghiệp quốc phòng, Ukraine sẽ trở thành một trong những quốc gia đóng góp quan trọng cho an ninh toàn cầu và là một đối thủ rất mạnh trên thị trường công nghệ quốc phòng và vũ khí toàn cầu", ông Zelensky nhấn mạnh.

Các tên lửa do Ukraine sản xuất có thể là một nhân tố thay đổi cuộc chơi tiềm tàng đối với các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga và giảm sự phụ thuộc vào viện trợ của các đồng minh.

Tuy nhiên, trong năm mới, quân đội Ukraine sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự tiến công mạnh mẽ của Nga trên tuyến đầu, cũng như không đủ tên lửa và UAV để đối phó với sự tấn công của Nga ở phía Bắc, phía Đông và phía Nam.

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngày 22/11, trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha khi bắt đầu chuyến thăm chính thức Kiev, Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky ...

Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thành mục tiêu tấn công

Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thành mục tiêu tấn công

Một số ứng viên nội các và những vị trí trong chính quyền của ông Trump đã trở thành mục tiêu của các hành động ...

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik trong điều kiện chiến đấu ...

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho ...

Tổng giám đốc WHO thuật lại chi tiết 'thoát chết trong gang tấc' khi trải qua cuộc tấn công của Israel vào Yemen

Tổng giám đốc WHO thuật lại chi tiết 'thoát chết trong gang tấc' khi trải qua cuộc tấn công của Israel vào Yemen

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus và phái đoàn WHO chuẩn bị lên máy bay tại sân bay quốc tế Sanaa thì Israel tiến hành cuộc không ...

(theo Kyiv Independent)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025: Thị trường diễn biến bất ngờ, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu duy trì vị thế số 1 thế giới

Giá tiêu hôm nay 5/1/2025 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 147.000 – 149.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025: Giá vàng giảm, triển vọng 2025 rực rỡ vì hành động này của BRICS, lạc quan thẳng tiến mốc cao nhất mọi thời đại

Giá vàng hôm nay 5/1/2025, giá vàng giảm. BRICS thích vàng hơn sau hành động của Mỹ và châu Âu.
Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga tăng cường các cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Pokrovsk với mục tiêu bao vây từ phía Nam, cắt đứt tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Phát động cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Sri Lanka, các cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ song phương đã được phát ...
Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Thúc đẩy nguồn lực kinh tế, hoàn thiện kinh tế thị trường

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, bối cảnh thay đổi của thế giới và khu vực đem lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong ...
Năm 2025, đến lượt Mỹ 'ngồi vào ghế nóng', ông Trump sẽ đối phó ra sao với khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng?

Năm 2025, đến lượt Mỹ 'ngồi vào ghế nóng', ông Trump sẽ đối phó ra sao với khoản nợ quốc gia cao ngất ngưởng?

Tình hình tài chính của nước Mỹ dự báo sẽ là vấn đề đau đầu đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi chỉ còn một thời gian rất ...
Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga bao vây thành phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Ukraine

Nga tăng cường các cuộc tấn công vào thành phố chiến lược Pokrovsk với mục tiêu bao vây từ phía Nam, cắt đứt tuyến tiếp tế cho quân đội Ukraine.
Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Tên lửa Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp lên đường tới Nga?

Nhiều đồn đoán cho rằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Fath-360 và hệ thống phòng không Arman của Iran sắp được vận chuyển tới Nga.
Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Hơn 9 triệu trẻ em ở một quốc gia châu Phi không được đến trường

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ngày 3/1, hơn 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do thiên tai, các thảm họa do con người gây ra
Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Nga 'nhắc nhẹ' một quốc gia NATO về việc viện trợ vũ khí cho Ukraine

Đại sứ Nga tại Hy Lạp cảnh báo Athens không được chuyển giao hệ thống phòng không của Nga cho Ukraine nếu không có sự đồng ý bằng văn bản từ Moscow.
Iran nói ‘sẵn sàng đàm phán ngay lập tức’ với phương Tây về chương trình hạt nhân nếu đạt được một điều

Iran nói ‘sẵn sàng đàm phán ngay lập tức’ với phương Tây về chương trình hạt nhân nếu đạt được một điều

Tổng giám đốc IAEA cho biết Iran đang 'tăng tốc một cách đáng kể' việc làm giàu uranium lên đến mức tinh khiết 60%.
Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Có gì trong thương vụ vũ khí cuối cùng giữa Mỹ và Israel dưới thời Tổng thống Biden?

Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo 'không chính thức' cho Quốc hội nước này về đề xuất mua bán vũ khí trị giá 8 tỷ USD với Israel.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động