Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

HOÀNG HÀ
Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng về việc mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực
Lễ tuyên thệ nhập ngũ của một quân nhân Mỹ tại Căn cứ Không quân Thule (Pituffik), Greenland, hồi năm 2016. (Nguồn: Không quân Mỹ)

Mới đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, có diện tích gấp ba lần toàn bộ bang Texas, “vì an ninh quốc gia và tự do trên toàn thế giới”.

Ai sở hữu Greenland?

Năm 1979, Đan Mạch trao quyền tự chủ cho Greenland, cho phép hòn đảo lớn nhất thế giới này tự quản trong các lĩnh vực như kinh tế, thuế, giáo dục, văn hóa và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, Đan Mạch vẫn kiểm soát hiến pháp, quan hệ đối ngoại và quốc phòng. Greenland là một phần của Đan Mạch, người dân ở đây là công dân Đan Mạch với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ.

Đan Mạch và chính quyền Greenland quản lý chung tài nguyên khoáng sản. Theo trang Bách khoa toàn thư Britannica, có lẽ chính điểm này đã thúc đẩy người dân Greenland bỏ phiếu áp đảo vào năm 2008 để tăng quyền tự chủ, dẫn đến thỏa thuận mở rộng năm 2009 với Đan Mạch.

Theo thỏa thuận tự chủ mở rộng, Greenland trở thành một đơn vị tự quản hành chính, được giữ lại phần lớn doanh thu từ dầu mỏ và khoáng sản, đồng thời tự quyết gần như toàn bộ các vấn đề nội bộ. Tiếng Greenland cũng trở thành ngôn ngữ chính thức.

Cho đến hiện tại, Đan Mạch vẫn hợp tác với các chính quyền Greenland, tiếp tục quản lý quan hệ đối ngoại và quốc phòng của hòn đảo. Không quốc gia nào có thể tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Greenland mà không có sự đồng ý của cả chính quyền Đan Mạch và hòn đảo này.

Tính đến năm 2017, Đan Mạch là đối tác thương mại lớn nhất của Greenland, nhập khẩu 55% lượng hàng hóa của hòn đảo và chiếm khoảng 63% lượng hàng xuất khẩu vào vùng lãnh thổ này. Đan Mạch hiện trợ cấp cho Greenland khoảng 4,3 tỷ Kr mỗi năm (gần 400 triệu USD).

Từ năm 2009, Greenland đã có quyền tuyên bố độc lập, song với dân số chỉ khoảng 56.000 người và phụ thuộc tài chính lớn vào Đan Mạch, lãnh thổ này chưa bao giờ chọn con đường đó.

Năm 2014, một nhóm gồm 13 học giả đến từ Đại học Greenland, Đại học Copenhagen và Viện nghiên cứu về Bắc Âu đã công bố báo cáo nghiên cứu có tên “Quan hệ mới giữa Đan Mạch và Greenland: Con đường phía trước”, trong đó đánh giá, Greenland sẽ vẫn phụ thuộc vào trợ cấp của Đan Mạch trong ít nhất 25 năm nữa để duy trì hệ thống phúc lợi của mình.

Tâm điểm cạnh tranh

Từ đầu thế kỷ XXI, sự cạnh tranh chiến lược ở Bắc Cực gia tăng, đặc biệt giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc, khiến Greeenland thành trung tâm của sự chú ý. Hòn đảo ở trung tâm Bắc Cực, gần các tuyến đường hàng hải mới được mở ra do băng tan, có vị trí thuận lợi trong việc kiểm soát không phận và hải phận khu vực.

Bên cạnh đó, Greenland sở hữu các tài nguyên thiên nhiên quan trọng như đất hiếm và uranium, những yếu tố thiết yếu cho công nghệ hiện đại và năng lượng tái tạo. Ngoài ra, ước tính Greenland có 50 tỷ thùng dầu khí ngoài khơi và nguồn thuỷ sản dồi dào.

Năm 2019, Phó Giáo sư Walter Berbrick thuộc Học viện Hải quân Mỹ và là giám đốc sáng lập của Nhóm nghiên cứu Bắc Cực đánh giá: “Bất kỳ ai nắm giữ Greenland sẽ nắm giữ Bắc Cực. Đây là vị trí chiến lược quan trọng nhất ở khu vực và có lẽ là trên toàn thế giới”.

Với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Greenland đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh.Vào năm 2010, Reuters mô tả Greenland là “hố đen an ninh” đối với Mỹ và các đồng minh khi có bờ biển dài 44.000 km khó giám sát. Các tàu nước ngoài, gồm cả tàu ngầm Nga, đã nhiều lần xuất hiện bất ngờ tại khu vực này.

Chuyên gia Rasmus Nielsen thuộc Đại học Greenland nhận định, trong vài năm trở lại đây, Mỹ đã có sự tập trung lớn hơn vào Greenland và Washington “thực sự đang thức tỉnh trước thực tế ở Bắc Cực” vì Nga và Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, Greenland là một phần trong chiến lược “Con đường tơ lụa Bắc Cực” của cường quốc kinh tế châu Á này. Từ năm 2012-2017, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Greenland với 2 tỷ USD, chiếm 11,6% GDP hòn đảo. Năm 2018, Công ty Shenghe của Trung Quốc giành quyền khai thác tại Kvanefjeld – một trong những mỏ đa nguyên tố lớn nhất thế giới. Dù vậy, vào năm 2017, Đan Mạch từ chối đề xuất của một công ty Trung Quốc mua căn cứ hải quân bỏ hoang tại Greenland để bảo vệ quan hệ với Mỹ.

Liên minh châu Âu (EU) cũng có lợi ích chiến lược quan trọng từ mối quan hệ với Greenland. EU duy trì mối quan hệ đặc biệt với Greenland thông qua Hiệp định Hợp tác Greenland - EU. Điều này giúp khối này duy trì sự hiện diện và ảnh hưởng ở khu vực Bắc Cực, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến phát triển bền vững ở hòn đảo lớn nhất thế giới.

Đối với Đan Mạch, việc duy trì kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng của Greenland giúp nước này duy trì sự hiện diện và khả năng giám sát khu vực Bắc Cực, đồng thời góp phần vào chiến lược phòng thủ chung của NATO. Điều này cũng giúp Đan Mạch đảm bảo an ninh quốc gia và vị thế trên trường quốc tế.

Greenland là hòn đảo nằm trên tuyến đường nối Bắc Đại Tây Dương với Bắc Cực, có diện tích hơn 2.1 triệu km2 và gần 57.000 dân. Khoảng 80% diện tích bề mặt Greenland bị băng bao phủ.

Tham vọng của Mỹ

Ngày 24/12, sau khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tuyên bố muốn mua lại Greenland, tờ New York Post đưa tin, ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng hoàn toàn nghiêm túc về vấn đề này.

Tuy nhiên, trên thực tế lần đầu tiên giới chức Mỹ đề cập việc mua lại Greenland diễn ra từ năm 1867. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là William H. Seward (1801-1872) đã xem xét tính khả thi việc mua Greenland sau khi hoàn tất thỏa thuận mua Alaska từ Nga vì cho rằng, ý tưởng này “đáng được cân nhắc nghiêm túc”.

Giai đoạn này, Mỹ đang ráo riết mở rộng lãnh thổ theo chính sách Manifest Destiny (Vận mệnh hiển nhiên) về phía Tây và phía Bắc, đặc biệt là vào các vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược.

Năm 1868, ông Seward đề xuất mua cả Greenland và Iceland từ Đan Mạch với giá 5,5 triệu USD bằng vàng. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành hiện thực.

Đến năm 1910, Đại sứ Mỹ tại Đan Mạch Maurice Francis Egan (1852-1924) gợi ý đổi Mindanao và Palawan lấy Greenland và vùng Tây Ấn của Đan Mạch, nhưng ý tưởng này cũng bị bỏ qua.

Sau Thế chiến II, năm 1946, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã liệt kê Greenland và Iceland là hai trong ba địa điểm quốc tế thiết yếu cho các căn cứ của cường quốc này.

Mỹ đã đưa ra đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch với giá 100 triệu USD nhưng bị Copenhagen từ chối, thay vào đó, quốc gia Bắc Âu đã ký một hiệp ước trao cho Mỹ quyền tài phán độc quyền đối với các khu vực phòng thủ trong vùng lãnh thổ này vào tháng 4/1951.

Khoảng năm 1953, Mỹ đã xây dựng Căn cứ không quân Thule (đổi tên thành Pituffik năm 2023) ở phía Bắc Greenland và sau đó, căn cứ này trở thành một phần Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD). Thule đã tuyển dụng hơn 1.000 người Greenland và Mỹ đưa tới đây gần 10.000 nhân sự.

Sự quan tâm của Mỹ với Greenland đột ngột giảm sút sau Chiến tranh Lạnh, với sự hiện diện của chỉ vài trăm nhân viên.

Đến năm 2019, Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã khơi lại việc mua Greenland với Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump vì tầm quan trọng của hòn đảo này đối với an ninh quốc gia Mỹ cũng như tiềm năng kinh tế to lớn. Ngay lập tức, giới lãnh đạo ở Greenland và Đan Mạch cự tuyệt.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố: “Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland là của Greenland”. Trước những phản ứng này, ông Trump quyết định hủy chuyến thăm cấp nhà nước đã lên kế hoạch tới quốc gia Bắc Âu.

Phó Giáo sư Đại học Quốc phòng Đan Mạch Marc Jacobsen nhận định, cho đến gần đây, khi ông Trump lặp lại ý định muốn mua Greenland vào nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, có lẽ không ai cho rằng đó là “điều nực cười”.

Ngày 24/12, chỉ vài giờ sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ đắc cử muốn mua lại Greenland, Đan Mạch đã công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho hòn đảo với trị giá 1,5 tỷ USD. Copenhagen cũng quyết liệt ra tuyên bố khẳng định hòn đảo lớn nhất thế giới không dành để bán.

Việc mua lại lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền không phải là điều chưa từng xảy ra. Dù không rõ ông Trump quyết tâm thực hiện điều này đến đâu, nhưng có một điều rõ ràng rằng, Tổng thống Mỹ đắc cử đã khiến Đan Mạch, một thành viên NATO, phải tăng ngân sách cho quốc phòng, động thái mà ông thúc đẩy mạnh trong cả nhiệm kỳ trước và hiện tại.

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Mới đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố muốn mua lại Greenland, phần ...

Tình thế lưỡng nan ở Greenland - hòn đảo lớn nhất thế giới

Tình thế lưỡng nan ở Greenland - hòn đảo lớn nhất thế giới

Khi du khách đổ về Greenland (Đan Mạch) - hòn đảo lớn nhất thế giới nằm trong vùng khí hậu Bắc Cực, để thưởng ngoạn ...

Các nhà khoa học xác định DNA từ động vật, thực vật và vi khuẩn cổ đại 2 triệu năm trước

Các nhà khoa học xác định DNA từ động vật, thực vật và vi khuẩn cổ đại 2 triệu năm trước

Mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã tìm thấy nhiều mẫu DNA cổ đại, được chôn sâu trong ...

Một thoáng Đan Mạch

Một thoáng Đan Mạch

Cảnh sắc Đan Mạch hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Thủ đô Copenhagen là hòn ngọc trên đảo Seeland. Copenhagen có lẽ là ...

Giải mã sóng thần lịch sử ở Greenland: Phát hiện bí ẩn chấn động phơi bày sự thật đáng lo ngại

Giải mã sóng thần lịch sử ở Greenland: Phát hiện bí ẩn chấn động phơi bày sự thật đáng lo ngại

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra căn nguyên của tín hiệu địa chấn kỳ lạ xảy ra một năm trước, làm rung ...

HOÀNG HÀ (tổng hợp)

Đọc thêm

Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

HLV Sergio Conceicao có màn ăn mừng khôi hài trong phòng thay đồ sau trận AC Milan thắng Inter Milan tại chung kết Siêu cup Italy 2024.
Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ-Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian và AI.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật ...
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa siêu thanh mới vào ngày 6/1 tại một bãi phóng ở ngoại ô thủ ...
Được 'bật đèn xanh', nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chính thức gia nhập BRICS

Được 'bật đèn xanh', nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chính thức gia nhập BRICS

Ngày 6/1, chính phủ Brazil ra tuyên bố cho biết, Indonesia sẽ chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ.
Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nâng mức phạt giúp 'xây' văn hóa giao thông

Nghị định 168 có thể coi là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao ý thức và bảo đảm an toàn giao thông.
Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ-Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian và AI.
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa siêu thanh mới vào ngày 6/1 tại một bãi phóng ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Thủ tướng Trudeau khẳng định, Canada cần có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử tiếp theo và bản thân ông không thể là lựa chọn tốt nhất.
Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela phản đối việc Tổng thống Paraguay Santiago Pena công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia.
Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Namibia, đồng AUD giảm sâu

Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Namibia, đồng AUD giảm sâu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/1.
Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Tin thế giới 6/1: Mỹ tố Nga-Triều Tiên tính làm chuyện lớn, Trung Quốc trấn an Ấn Độ về con đập khủng, nỗi bất bình của ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế trong 24h.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động