'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Hà Phương
Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'Mớ bòng bòng' bủa vây, ông Trump sẽ gỡ thế nào
Ông Donald Trump phát biểu tại sự kiện đêm bầu cử ở West Palm Beach, Florida, ngày 6/11. (Nguồn: Getty Image)

Đích đến là thỏa thuận hòa bình

Emma Ashford, chuyên gia bình luận tại Foreign Policy, thành viên cấp cao tại Trung tâm Stimson nhận định rằng nếu Washington gây sức ép với Kiev và Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối chấp nhận thỏa thuận hòa bình, ông Zelensky có thể chuyển sang thuyết phục châu Âu để được hỗ trợ.

Sự thay đổi rõ ràng nhất mà ông Trump có thể thực hiện đối với chính sách đối ngoại là trong vấn đề Ukraine. Sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với việc chi nhiều tiền hơn để gửi vũ khí tới Kiev đã giảm và ông Trump có thể sẽ thực hiện lời hứa tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình.

Chuyên gia Emma Ashford đánh giá vấn đề ở đây là hòa bình mà ông Trump mong muốn có thể sẽ đi kèm với các điều khoản không có lợi cho Kiev.

Hiện tại, tổn thất quân sự của Ukraine đã bắt đầu gia tăng, kho dự trữ vũ khí của phương Tây đang giảm cộng thêm với những vấn đề nội tại của Ukraine như nguồn nhân lực và vấn đề tham nhũng ngày càng lớn. Ông Trump có sứ mệnh tìm kiếm một giải pháp, kể cả khi châu Âu có thể sẽ phản đối.

Kiev nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải bao gồm một bảo đảm an ninh, lý tưởng nhất là thông qua NATO, trong khi đó Nga lại phản đối yếu tố này. Theo chuyên gia Emma Ashford, ông Trump đang ở vị thế thuận lợi để gây áp lực lên Kiev nhưng không có nghĩa có thể buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán khi họ biết chắc chắn những điều kiện tiên quyết khó có thể đáp ứng. Kiev có thể chọn tiếp tục đấu tranh và tìm kiếm sự hỗ trợ của châu Âu để thay thế Mỹ.

Khi đó, chính quyền ông Trump sẽ có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục ủng hộ Ukraine, hoặc lùi lại và để vấn đề này cho các đồng minh châu Âu của Washington xử lý.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã nói rằng ông sẽ "không đưa một xu nào cho Ukraine". Một phần trong kế hoạch chấm dứt xung đột "trong một ngày" của ông là tìm ra được một thỏa thuận. Nhưng tương lai về một thỏa thuận như vậy không mấy dễ dàng. Do đó, trong 75 ngày tới, Quốc hội và chính quyền Tổng thống đương nhiệm Joe Biden phải đối mặt với một nhiệm vụ lịch sử và cấp bách là giúp Ukraine có được càng nhiều vũ khí càng tốt trước khi có sự thay đổi bước ngoặt mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Trump trong bài phát biểu tại diễn đàn Valdai ở Sochi, Nga (ngày 7/11), đây là bình luận công khai đầu tiên của Tổng thống Putin kể từ khi ông Trump tái đắc cử.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết cách tiếp cận của ông Trump với "mong muốn xây dựng lại quan hệ với Nga" và chấm dứt xung đột ở Ukraine "đáng được chú ý". Ông Putin đã bày tỏ mong muốn nói chuyện với ông Trump, nhưng nói rằng ông không nhất thiết phải biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

'Mớ bòng bòng' bủa vây, ông Trump sẽ gỡ thế nào
Ông Donald Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Trump Tower ở New York vào tháng 9/2024. (Nguồn: AP)

Lạc quan thận trọng

Các tiếp cận của ông Trump đối với vấn đề Ukraine có thể cũng sẽ tác động đến quan hệ của Mỹ và châu Âu. Amy Mackinnon, phóng viên tình báo và an ninh quốc gia tại Foreign Policy phân tích khi ông Trump bất ngờ giành chiến thắng trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2016, các quan chức châu Âu "choáng váng" và vội vã giải quyết những tác động đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Nhưng lần này kịch bản đó không lặp lại.

Trong nhiều tháng, các chính phủ châu Âu đã âm thầm lập kế hoạch dự phòng để tăng khả năng "tự cung tự cấp" của châu lục và bảo vệ viện trợ quân sự cho Ukraine khỏi những bất lợi từ chính trường Mỹ.

"Điều này có thể có nghĩa là châu Âu cuối cùng cũng nhận ra rằng họ phải bắt đầu tự lo cho mình", một quan chức châu Âu cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski đã thận trọng trong bài phát biểu của mình về cuộc bầu cử. "Người dân Mỹ đã bỏ phiếu và chúng tôi tôn trọng quyết định của họ", ông nói vào sáng thứ Tư khi phát biểu với báo chí. “Châu Âu cần phải khẩn trương chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình”, Bộ trưởng Radoslaw Sikorski nhấn mạnh.

Tin liên quan
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Bà Amy Mackinnon đặt câu hỏi liệu những sự chuẩn bị này của châu Âu có đủ hay không. Việc ông Trump bất chấp các chuẩn mực ngoại giao và mối quan hệ cá nhân của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã làm dấy lên lo ngại đối với châu Âu rằng ông có thể buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận bất lợi chỉ vì mục đích chấm dứt xung đột. Cả châu Âu và Ukraine giờ đây đều có một cách tiếp cận "lạc quan thận trọng" đối với chính sách tới đây của chính quyền ông Trump.

Trung Đông - "Bình mới rượu cũ"?

Đối với vấn đề Iran, Steven A. Cook, thành viên cấp cao về nghiên cứu Trung Đông và châu Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại nhận định chính sách đối với Iran của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên không cứng rắn như những gì ông thường tuyên bố. Mặc dù là chính sách "gây sức ép tối đa" nhưng chiến lược này có phần tương tự như việc cựu Tổng thống Barack Obama áp dụng các biện pháp trừng phạt để khiến Iran ngồi vào bàn đàm phán và dẫn đến thỏa thuận hạt nhân Iran - JCPOA năm 2015.

Ông Trump gọi thỏa thuận đó là "thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay" không có nghĩa là ông muốn theo đuổi cách tiếp cận khác với Iran. Đơn giản, điều ông Trump muốn chỉ là đàm phán một thỏa thuận tốt hơn với Iran, khiến ông tự tin rằng thỏa thuận của mình vượt trội hơn thỏa thuận hạt nhân của ông Obama. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump khá ôn hòa với Iran.

Với nhiệm kỳ mới, ông Trump sẽ ứng xử ra sao với Iran? Ông Steven A. Cook nhận định ông Trump có thể sẽ tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận ở nhiệm kỳ trước nhằm minh chứng tài năng "bậc thầy" trong việc đạt được các thỏa thuận quốc tế.

Chuyên gia Steven A. Cook cũng cho rằng tiếp cận rộng hơn với Trung Đông, chính sách của chính quyền ông Trump cũng có thể vẫn "bình mới, rượu cũ", ít có sự thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm. Cụ thể, sự ủng hộ dành cho Israel sẽ vẫn tiếp tục. Ông Trump có thể sẽ tiếp tục hành trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Israel và Saudi Arabia.

Ngoài ra, ông Trump sẽ chắt chiu từng nỗ lực để sớm có được lệnh ngừng bắn ở Gaza. Trong một cuộc điện đàm trước cuộc bầu cử, ông Trump đã yêu cầu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kết thúc các hoạt động quân sự lớn ở Gaza "trước ngày nhậm chức".

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Chỉ vài tiếng nữa, nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống thứ 47, cả 3 mô hình dự báo kết quả ...

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Ngày 4/11, tờ New York Times đăng một bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Các nhà kinh tế và người dân Mỹ dường như sống trong hai thực tế khác nhau - sự bất đồng quan điểm này cuối ...

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?

Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các ý tưởng kinh tế của ông đưa ra trong chiến dịch tranh ...

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Hồi 19h (ngày 8/11), tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 117,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng trên các lĩnh vực mà Vương quốc Campuchia đã đạt được trong thời gian ...
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024 từ ngày 9-16/11.
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Brentford vs AFC Bournemouth tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động