Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Lê Như Mai*
Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ở thủ đô Seoul ngày 6-1. Ảnh: YONHAP
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và người đồng cấp Cho Tae-yul tại Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ở thủ đô Seoul, ngày 6/1.

Trước thềm nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump, chuyến đi này của Ngoại trưởng Blinken có thể xem là động thái cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm thúc đẩy kết nối với đồng minh Hàn Quốc.

Chuyến thăm nhiều hàm ý

Gần một năm sau cuộc hội đàm song phương vào năm ngoái, ông Blinken và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae-yul lại gặp nhau tại Seoul ngày 6/1/2025. Tuy nhiên, cuộc gặp lần này diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn khác một năm trước. Lần này, đồng minh chủ chốt của Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang chìm trong khủng hoảng chính trị chưa từng có trong lịch sử sau vụ việc thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 3/12/2024.

Nội dung thảo luận Mỹ-Hàn vừa qua tập trung vào các vấn đề quen thuộc như quan hệ đồng minh giữa hai nước, mối đe dọa Triều Tiên, hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn và các thách thức khu vực, toàn cầu khác. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm này không nằm ở chương trình nghị sự mà nằm ở chính việc ông Blinken đã đặt chân đến Hàn Quốc.

Chuyến thăm hai ngày đến Seoul nằm trong khuôn khổ chuyến công du ba nước của Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp, kéo dài đến 9/1. Đây không chỉ là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ đến Hàn Quốc kể từ khi Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật rồi bị luận tội mà nhiều khả năng còn là chuyến công du nước ngoài cuối cùng của ông Blinken trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ của chính quyền Biden sắp mãn nhiệm.

Đây cũng là dịp ông Blinken quay trở lại Hàn Quốc sau gần một năm dự Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ (S4D) lần thứ ba do Seoul đăng cai tổ chức. Vừa qua, ông Blinken và ông Cho đã có cuộc hội đàm đúng ngày lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol của Tòa án quận Tây Seoul hết hạn (6/1/2025). Nhiều khả năng đây không phải là trùng hợp bởi hai bên đã phối hợp chặt chẽ trước đó để thu xếp chuyến đi này.

Tiếp nối và củng cố

Đối với Mỹ, chuyến thăm này gửi thông điệp cho Hàn Quốc rằng Mỹ tiếp tục ủng hộ nền dân chủ của đồng minh bất chấp khủng hoảng chính trị đang diễn ra. Tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã cho biết hai nước sẽ “nêu công khai và trao đổi riêng” về việc củng cố “nền dân chủ mạnh mẽ và tự cường” của Hàn Quốc.

Sau hai cuộc điện đàm với người đồng cấp Cho Tae-yul (lần lượt vào các ngày 6 và 21/12/2024) với nội dung tái khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc giữa hai nước, ông Blinken thực hiện chuyến thăm này cũng nhằm chứng minh rằng lời nói và hành động của Mỹ là nhất quán cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. Động thái này cũng là một cách để chính quyền Biden “tri ân” sự phối hợp chặt chẽ của phía Hàn Quốc với Mỹ trong những năm qua với tư cách là hai nền dân chủ hàng đầu của thế giới.

Hơn nữa, chuyến công du này của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng nhằm nêu bật các di sản đối ngoại của Tổng thống Biden vào những ngày cuối cùng tại nhiệm. Sau khi rời Seoul, Ngoại trưởng Blinken tiếp tục thăm Tokyo nhằm rà soát tiến triển đạt được trong thời gian qua trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật cũng như sự phối hợp cùng giải quyết các vấn đề khu vực, toàn cầu giữa hai quốc gia.

Với việc ông Trump sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây, chuyến thăm đến Seoul và Tokyo của ông Blinken có thể được xem là một nỗ lực nhằm nhấn mạnh những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ Tổng thống duy nhất của Biden, trong đó có củng cố hợp tác giữa Mỹ và các nước đồng minh, đối tác chủ chốt trong khu vực cũng như tăng cường đoàn kết giữa các nước dân chủ. Với chuyến thăm này của Ngoại trưởng Blinken, ông Biden đang thúc đẩy sự tiếp nối chính sách của Mỹ đối với các nước đối tác thân thiết, cùng chí hướng ngay trước thềm chính quyền mới lên nắm quyền.

Vận động ủng hộ và cải thiện hình ảnh

Đối với Hàn Quốc, chuyến đi của Ngoại trưởng Blinken diễn ra vào thời điểm Seoul đang rất cần. Việc quan chức cấp cao của hai nước gặp nhau đúng ngày hết hạn lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể là chiến thuật để kêu gọi các cử tri ủng hộ cho ông Yoon tại Hàn Quốc.

Trong bối cảnh Đảng Dân chủ (đảng đối lập chính) đang kiểm soát Quốc hội, tỷ lệ tín nhiệm thấp kỷ lục của Tổng thống Yoon, sự ủng hộ suy giảm của chính Đảng Sức mạnh Quốc dân (PPP) cầm quyền đối với ông Yoon, vấn đề duy nhất mà chính quyền Yoon có thể thúc đẩy để nhận được sự ủng hộ của người dân Hàn Quốc là vai trò răn đe của Mỹ, đồng minh Mỹ-Hàn, hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn đối với mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul (ngoài cùng bên trái) phát biểu với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (ngoài cùng bên phải) trong cuộc hội đàm tại khu phức hợp chính phủ ở Seoul vào ngày 6 tháng 1 năm 2025. (Ảnh chụp chung) (Yonhap)
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken gửi thông điệp tới Seoul rằng Washington tiếp tục ủng hộ đồng minh bất chấp khủng hoảng chính trị đang diễn ra.

Việc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ vào thời điểm này là dịp tốt để chính quyền đương nhiệm tại Hàn Quốc tái khẳng định cam kết của nước này đối với vấn đề trên. Trên thực tế, những người ủng hộ ông Yoon đã dùng đúng luận điểm này khi biểu tình ở ngoài dinh thự của Tổng thống nhằm ngăn lực lượng điều tra thực thi lệnh bắt Tổng thống trong những ngày qua. Ngoài ra, thông qua chuyến thăm này, chính quyền Yoon cũng đang thể hiện rằng Hàn Quốc vẫn duy trì được quan hệ đối ngoại ổn định, nhất là với các đối tác quan trọng nhất; đồng thời cũng nhằm cải thiện hình ảnh quốc tế của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.

Sau vụ ban bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol, một vài hoạt động ngoại giao và an ninh song phương Mỹ-Hàn đã bị đình trệ, tiêu biểu có việc hoãn buổi trao đổi của Nhóm Tham vấn Hạt nhân – một cơ chế hợp tác răn đe hạt nhân quan trọng giữa hai nước. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của ông Blinken trở thành biểu hiện nối lại của các hoạt động giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Một số nguồn tin cũng tiết lộ Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya sẽ thăm Seoul (nhiều khả năng vào ngày 13/1/2025); ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc thảo luận để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Ba bên Trung-Nhật-Hàn do Nhật Bản đăng cai tổ chức trong năm nay. Các nỗ lực ngoại giao nói trên được tiến hành nhằm giảm bớt các nghi ngại về triển vọng của hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn và đà cải thiện hiện nay trong quan hệ giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong tương lai gần, chiều hướng vận động, phát triển của quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn sẽ phụ thuộc vào các nhân tố như chính quyền Tổng thống Trump 2.0, khả năng thay đổi sang chính quyền mới (thuộc phe dân chủ) tại Hàn Quốc, và vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Nhà Trắng, ông Donald Trump đã phối hợp tốt với một Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ của Hàn Quốc (lúc bấy giờ là ông Moon Jae-in), giúp tạo điều kiện thuận lợi diễn ra các cuộc đối thoại Mỹ-Triều về phi hạt nhân hóa.

Kịch bản đó có thể lặp lại nhưng sẽ không xảy ra trong tương lai gần do ông Trump đang ưu tiên các vấn đề khác hơn (như cạnh tranh thương mại với Trung Quốc hay chấm dứt xung đột Ukraine), và tương lai của ông Yoon Suk Yeol vẫn còn chưa rõ ràng mặc dù phe đối lập tại Hàn Quốc đang chiếm ưu thế.


* Nghiên cứu sinh quan hệ quốc tế, Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao
Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với Tổng thống Biden, Mỹ khẳng định liên minh 'vững như bàn thạch'

Quyền Tổng thống Hàn Quốc điện đàm với Tổng thống Biden, Mỹ khẳng định liên minh 'vững như bàn thạch'

Ngày 15/12, Quyền Tổng thống Han Duck Soo đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden và cam kết nỗ lực duy trì và ...

Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc: Hé lộ món quà gặp mặt, đồng lòng khẳng định 'tâm ý' về quan hệ chiến lược và cùng có lợi

Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Trung Quốc: Hé lộ món quà gặp mặt, đồng lòng khẳng định 'tâm ý' về quan hệ chiến lược và cùng có lợi

Ngày 25/12, Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi đã có chuyến thăm đầu tiên đến Bắc Kinh, Trung Quốc, kể từ khi ông nhậm chức ...

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định liên minh 'thép' với Hàn Quốc, ủng hộ Seoul củng cố nội bộ theo hiến pháp

Mỹ khẳng định cam kết đối với Liên minh Mỹ-Hàn là không thể lay chuyển trong bối cảnh Hàn Quốc đối mặt với bất ổn ...

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc giữa sóng gió chính trường

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ gặp người đồng cấp Cho Tae-yul vào ngày 6/1, thời điểm hết hạn lệnh bắt giữ Tổng thống bị ...

Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngày 6/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đặt chân đến Namibia, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025.

Đọc thêm

Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ

Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ

Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ...
Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Đan Mạch: Vui Tết sum vầy, hướng tới khát vọng mới

Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Đan Mạch: Vui Tết sum vầy, hướng tới khát vọng mới

Ngày 25/1 tại Copenhagen, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch đã tổ chức chương trình Xuân Quê hương đón Năm mới Ất Tỵ 2025.
Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả

Hai nhà lãnh đạo EU bất đồng về lệnh trừng phạt Nga, Ukraine được đưa ra mặc cả, bởi lý do gì?
Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào cuộc đua lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?
Chợ hoa Hàng Lược - Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống

Chợ hoa Hàng Lược - Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống

Chợ hoa Tết Hàng Lược, được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, là chợ hoa lâu đời nhất Hà Nội, thể hiện đậm nét văn hóa của ...
Công nghệ chip di động, gaming và AI - Xu hướng laptop mới trong năm 2025

Công nghệ chip di động, gaming và AI - Xu hướng laptop mới trong năm 2025

Các hãng sản xuất cải tiến thiết kế, nâng cấp công nghệ, trong khi người dùng kỳ vọng vào trải nghiệm sử dụng mượt mà và mạnh mẽ hơn.
Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ

Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ

Không phải Đức, Pháp... đây mới là nền kinh tế dẫn đầu châu Âu về tốc độ tăng trưởng và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ...
Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào 'cuộc đua bầu cử' lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?

Belarus: Nhà lãnh đạo thân Nga vào cuộc đua lần thứ bảy, ai sẽ được lựa chọn là Tổng thống nhiệm kỳ mới?
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị truy tố về tội kích động nổi loạn...
Tổng thống Donald Trump: Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Tổng thống Donald Trump: Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Tổng thống Donald Trump chia sẻ với báo chí: Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt...
Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia 'từ A đến Z'

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia 'từ A đến Z'

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn 'lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.
Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng 'một món hời lớn'

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng 'một món hời lớn'

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump 'rất khác'

Bầu không khí khác lạ ở Iran và niềm tin về một ông Trump 'rất khác'

Iran lạc quan về việc có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Mỹ trong thời gian tới.
Mỗi ngày của Tổng thống Donald Trump 'rất đơn giản' nhưng là nỗi lo không của riêng ai!

Mỗi ngày của Tổng thống Donald Trump 'rất đơn giản' nhưng là nỗi lo không của riêng ai!

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: 'Trong mỗi ngày của chính quyền Trump, tôi sẽ - rất đơn giản - đặt nước Mỹ lên hàng đầu'.
Từ TikTok đến RedNote: Cuộc 'di cư' văn hoá vượt ranh giới địa chính trị

Từ TikTok đến RedNote: Cuộc 'di cư' văn hoá vượt ranh giới địa chính trị

Hàng trăm nghìn người dùng TikTok ở Mỹ đã chuyển sang RedNote, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc còn được biết đến với tên gọi Xiaohongshu.
Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Truyền thông Thụy Sỹ: Việt Nam là một đối tác kinh tế hấp dẫn, một điểm đến chiến lược cho tương lai

Ngày 18/1, truyền thông Thụy Sỹ đánh giá cao thành tựu kinh tế và môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua sự tham gia tích cực Hội nghị WEF Davos.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại: Thế giới đang nghĩ gì?

Nghiên cứu mới cho thấy, nhiều người tin ông Donald Trump trở lại là tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới nhưng các đồng minh của Mỹ thì không.
Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech đề cao việc nâng cấp quan hệ với Việt Nam trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Czech nhấn mạnh kết quả nổi bật trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Phiên bản di động