Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Quang Huy
Gần ba năm sau xung đột với Ukraine (từ tháng 2/2022), quân đội Nga đã chịu những tổn thất và buộc phải dồn nguồn lực nhằm tái thiết lực lượng quân sự đang chiến đấu ở tiền tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quân đội Nga đã thay đổi như thế nào trước năm 2025?
Quân đội Nga đã thay đổi đáng kể kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột với Ukraine cách đây gần 3 năm. (Nguồn: Getty Images)

Cuộc xung đột ở Ukraine trong suốt năm 2024 đã khiến lực lượng trên bộ của Nga hao tổn không ít. Theo số liệu của Ukraine, hơn 780.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ tháng 2/2022.

Ước tính của phương Tây thấp hơn một chút, nhưng đồng ý với đánh giá của Kiev rằng tổn thất của Moscow đã đạt đến mức cao nhất vào mùa Thu 2024 và kéo dài đến mùa Đông.

Vào đầu tháng 12, chính phủ Ukraine cho biết Nga đã mất 3 tỷ USD tiền vũ khí và thiết bị quân sự chỉ riêng trong tháng 11.

Tuy nhiên, các hạm đội hải quân của Nga được triển khai ở những nơi khác trên thế giới hầu như không bị tổn hại, mặc dù Ukraine thỉnh thoảng nhắm mục tiêu ở biển Baltic và biển Caspi.

Trước đó hồi tháng 4, Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh tối cao quân đồng minh châu Âu, cho biết Moscow chỉ mất khoảng 1/10 lực lượng không quân tại Ukraine và quân đội Nga "không mất năng lực nào cả" ở một số lĩnh vực, bao gồm lực lượng chiến lược, khả năng không gian và hàng không tầm xa.

Với hy vọng bù đắp những tổn thất đáng kể, Moscow đã đẩy mạnh ngành công nghiệp quân sự. Và cuộc xung đột cũng là thử thách cho việc ứng dụng các công nghệ mới khi Nga dành khoảng 40% chi tiêu chính phủ cho các lực lượng vũ trang.

Tên lửa

Vào những tuần đầu của cuộc xung đột, Nga cho biết đã sử dụng tên lửa Kinzhal lần đầu tiên trong cuộc tấn công vào một kho vũ khí ở phía Tây Ukraine.

Kể từ đó, Kinzhal, còn được gọi là "Dagger", là tên lửa đạn đạo siêu thanh đã được sử dụng rộng rãi chống lại Ukraine. Đây là một trong những vũ khí thế hệ tiếp theo được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vào năm 2018 và thường được phóng từ máy bay chiến đấu MiG-31 đã được cải tiến.

Đầu năm 2024, các nhà nghiên cứu ở Kiev cho biết Moscow đã sử dụng một tên lửa "thế hệ tiếp theo" khác ở Ukraine mang tên Tsirkon. Một quan chức Nga cho biết vào giữa năm 2022 rằng Moscow đã hoàn thành việc thử nghiệm Tsirkon siêu thanh, còn được gọi là Zircon.

Tháng 11 vừa qua, Nga đã bắn tên lửa đạn đạo tầm trung siêu thanh mới vào một cơ sở phòng thủ của Ukraine ở khu vực Dnipro thuộc miền Trung. Kiev ban đầu báo cáo đây là một cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Moscow cho biết Oreshnik, có nghĩa là "cây phỉ", có thể di chuyển với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh (Mach 10). Vào giữa tháng 12, ông Putin cho biết Nga sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik để "bảo vệ an ninh của Nga và các đồng minh".

Bên cạnh đó, Nga được cho là đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo do các đồng minh cung cấp, chẳng hạn như Iran và Triều Tiên.

Vào cuối tháng 12, quân đội Nga tuyên bố rằng, một trung đoàn mới sẽ vận hành hệ thống phòng không S-500, vốn được phát triển trong nhiều năm như một bản nâng cấp cho S-400 đang hoạt động. Trong khi đó, tình báo quân sự Ukraine cho biết hồi tháng 6 rằng Moscow đã di chuyển một số bộ phận của hệ thống thử nghiệm đến Crimea.

Xe tăng và xe bọc thép

Nga đã mất một số lượng lớn xe tăng và xe bọc thép trong vài tháng đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Anh cho biết vào tháng 2/2024 rằng, Moscow đã mất hơn 3.000 xe tăng ở Ukraine, một con số vượt quá số lượng xe tăng mà Nga có trong tay khi tiến hành chiến dịch quân sự.

Moscow buộc phải sử dụng nhiều vào xe tăng và xe bọc thép từ kho dự trữ khổng lồ từ thời Liên Xô. Tại cuộc gặp ông Putin vào tháng 11, Tổng giám đốc Mosfilm (hãng phim lớn nhất của Nga) Karen Shakhnazarov cho biết, hãng phim đã gửi gần 28 xe tăng hạng trung T-55, 8 xe tăng lội nước PT-76, cùng với một số xe chiến đấu bộ binh và xe tải nhằm hỗ trợ quân đội.

Cùng với đó, Nga tuyên bố tăng mạnh sản lượng xe bọc thép và xe tăng mới.

Cuộc xung đột cũng chứng kiến ​​sự ra mắt của xe tăng T-14 Armata, được ca ngợi là "bước đột phá" từng được một quan chức cấp cao của quân đội Anh gọi là "chiếc xe tăng mang tính cách mạng nhất trong một thập niên". Tuy nhiên, hãng TASS đưa tin vào tháng 8/2023 rằng T-14 sẽ tiếp tục được nghiên cứu thay đổi sau khi tham gia thực địa ở Ukraine.

Máy bay không người lái

Nga và Ukraine đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ máy bay không người lái (UAV) kể từ tháng 2/2022. Cả hai bên đều được cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ và nhận thức được công nghệ không người lái đã định hình lại cuộc xung đột như thế nào.

Moscow sử dụng nhiều loại UAV được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên. Những chiếc UAV này đã được triển khai trong nhiều kế hoạch quân sự của Nga, từ trinh sát đến tấn công vào các vị trí của Ukraine.

Nga được cho là đã sử dụng khí nhiều UAV Shahed do Iran thiết kế. UAV Shahed tạo ra tiếng vo ve thấp đặc trưng và tương đối dễ bắn hạ khi bị phát hiện. Moscow đã nâng cấp thiết kế của Shahed nhiều lần, bao gồm sơn đen để tấn công vào ban đêm.

Chuyên gia Samuel Bendett tại Trung tâm phân tích hải quân (CNA) có trụ sở tại Mỹ lưu ý rằng, Moscow và Kiev đang hướng tới các loại UAV thương mại, mặc dù Nga vẫn sử dụng UAV cấp quân sự như Orlan và Lancet.

Xu hướng chung của cả hai bên trong xung đột là tránh xa UAV độc lập đắt tiền, ủng hộ số lượng lớn UAV giá rẻ có thể "lắp ráp nhanh chóng, triển khai nhanh chóng và tổn thất nhanh chóng", ông Bendett nói.

Chuyên gia này lưu ý rằng, lực lượng Nga và Ukraine cũng đang sử dụng ngày càng nhiều UAV điều khiển bằng sợi quang để vượt qua chiến tranh điện tử hạng nặng.

Moscow vẫn đang tiếp tục chạy đua công nghệ không người lái cho nhiều trang thiết bị quân sự khác nhau, tuyên bố sẽ thành lập đội đặc nhiệm chuyên về UAV trong quân đội vào quý III năm 2025.

Máy bay phản lực

Nga có một kho máy bay khổng lồ, từ máy bay phản lực tàng hình mới nhất đến trực thăng lâu đời. Theo số liệu của Ukraine, Nga đã mất khoảng 369 máy bay và 329 trực thăng trong xung đột (con số này chưa được xác minh độc lập).

Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (GUR) cho biết vào tháng 6/2024 rằng họ đã tấn công một trong những máy bay phản lực tàng hình Su-57 được ca ngợi của Nga, còn được gọi bằng biệt danh "Felon" và mô tả đây là "trường hợp đầu tiên trong lịch sử".

Không giống như các máy bay phản lực khác được sử dụng rộng rãi ở Ukraine, chẳng hạn như máy bay Su-35 của Nga, máy bay chiến đấu Su-57 không đóng vai trò chính trong sự hiện diện trên không của Moscow trong xung đột với Kiev.

Chiến thuật và chiến lược

Chiến thuật và chiến lược quân sự của Nga đã phát triển tại các thời điểm khác nhau trong cuộc xung đột, nhưng các chuyên gia đánh giá chung rằng, Moscow đã dựa vào các cuộc tấn công do bộ binh chỉ huy, sử dụng số lượng lớn binh lính để áp đảo từng tuyến phòng thủ của Ukraine.

Ông Andrii Ziuz, cựu Giám đốc điều hành Hội đồng An ninh và quốc phòng quốc gia Ukraine và hiện là Giám đốc công nghệ tại công ty Prevail có trụ sở tại Anh nhận định: "Nga đã bắt đầu cuộc xung đột bằng nhiều thứ giống như Liên Xô... Từ chiến thuật đến vũ khí".

"Nhưng họ (quân đội Nga) đang học rất nhanh, bằng cách thay đổi chiến thuật và đạt được thành công trong chiến tranh điện tử vô tuyến và máy bay không người lái", ông Andrii Ziuz nói.

Hình thái quân đội Nga có sự thay đổi sau tổn thất và Điện Kremlin đã phát động các chiến dịch tuyển quân. Nga đã tái cấu trúc quân đội để hỗ trợ ngắn hạn chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng như thực hiện các cải cách dài hạn nhắm nhiều hơn vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bắc Ninh mong muốn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Bắc Ninh mong muốn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Chiều 16/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn Trưởng cơ ...

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, ...

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được ...

Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Khai mạc Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo về Nhân quyền đã đến dự và ...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ...

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp với Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội ...

(theo Newsweek)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 4/1/2025: Tuổi Thân tài chính bình ổn

Xem tử vi 4/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 4/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/1/2025: Sư Tử cần đề cao cảnh giác

Tử vi hôm nay 4/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 4/1/2025, Lịch vạn niên ngày 4 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 4/1. Lịch âm 4/1/2025? Âm lịch hôm nay 4/1. Lịch vạn niên 4/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Năm 2025, thế giới ẩm thực trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi các xu hướng không chỉ phản ánh khẩu vị đa dạng mà còn mang đậm ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới, nước Mỹ đã bị sốc khi một loạt vụ đâm xe, xả súng liên tiếp xẩy ra khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng oan ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Hàng nghìn người di cư thiệt mạng khi tìm đường đến châu Âu trong năm 2024

Năm 2024, hàng nghìn người di cư thiệt mạng hoặc mất tích khi đang tìm đường đến châu Âu. Con số đáng báo động do Liên hợp quốc (LHQ) công bố.
Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Nhà ngoại giao Nga nói về đàm phán với Ukraine: 'Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông', cảnh báo Kiev một việc

Đến thời điểm này, Nga vẫn chưa nhận được đề xuất nào 'thú vị' từ phía Mỹ về đàm phán liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã tạm dừng lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang 'trang mới'

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động